Thị trường P2P Lending "sáng cửa" sau những chính sách "cởi trói" của Chính phủ

ngày 09/05/2019

P2P Lending sẽ được Ngân hàng Nhà nước xem xét đưa vào nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam sau chỉ đạo của Chính phủ trong cuộc họp ngày 6/3.

Xu hướng của thế giới mở

P2P Lending  là hình thức vay ngang hàng sử dụng nền tảng công nghệ (platform) ra đời cách đây 14 năm.  Khởi thuỷ từ Vương Quốc Anh, hình thức này nhanh chóng lan rộng sang các nước Âu, Mỹ. Tại châu Á, những quốc gia đã công nhận hình thức này có thể kể đến như Singapore, Indonesia, Thái Lan, Malaysia…

Điểm chung của hình thức vay ngang hàng P2P Lending ở hầu hết các quốc gia đó là khả năng lưu trữ dữ liệu lớn, giải ngân nhanh, linh hoạt và chi phí tuân thủ thấp hơn so với cách thức vay truyền thống. Đây cũng chính là lý do quan trọng nhất dẫn đến việc ra đời ngày càng nhiều của các “sàn” P2P Lending. Đối tượng khách hàng của hình thức này là các cá nhân, tổ chức đang có nhu cầu tài chính mà không muốn hoặc không thể tiếp cận được nguồn tiền từ các khoản vay truyền thống (như ngân hàng). 

Thị trường P2P Lending

Theo bà Dương Nguyễn, chuyên gia kinh tế khu vực tài chính Vụ Đông Nam Á, thị trường cho vay P2P Lending toàn cầu ước tính sẽ có mức tăng trưởng lên tới 53%/năm và có thể đạt tới giá trị 490 tỷ USD vào năm 2020.  Như vậy có thể thấy, tiềm năng phát triển của P2P Lending được các chuyên gia kinh tế đánh giá rất cao, có thể trở thành hình thức tín dụng phổ biến toàn cầu.

“Cởi trói” khung hành lang pháp lý cho thị trường P2P Lending

Theo thống kê của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam (MSB), nước ta hiện có khoảng 40 công ty P2P Lending đang hoạt động. Tuy nhiên, “cái khó” của hình thức P2P Lending đó là chưa có quy định nào để quản lý, bảo vệ. Bởi vậy, theo bà Nguyễn Thị Hồng - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thì "việc hình thành khung pháp lý sẽ giúp điều chỉnh hoạt động, quy định hạng mục vận hành của đơn vị kinh doanh nền tảng, yêu cầu quản trị và bảo mật thông tin, đánh giá tín nhiệm và xây dựng chuẩn mực quản trị rủi ro" là điều cần phải sớm thực hiện.

Bà Nguyễn Thị Hồng cho biết thêm, Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Ngân hàng nhà nước nghiên cứu để có phương án về lĩnh vực trên. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, mới đây, Ngân hàng nhà nước đã đề xuất thực hiện thí điểm và đưa hoạt động này thành ngành kinh doanh có điều kiện.

Cũng tại cuộc họp về hoạt động cho vay ngang hàng (P2P Lending) ngày 6/3, đại diện Chính phủ cho biết đã có dự thảo Quyết định của Thủ tướng quy định về phương thức hoạt động truyền thống của P2P Lending giúp kết nối trực tiếp người vay với người cho vay, đồng thời xem xét việc mở rộng sự tham gia của các tổ chức tài chính. Bởi vậy, các doanh nghiệp cần nhanh chóng xác lập mô hình quản trị hiệu quả để có thể khai thác tốt tiềm năng tại thị trường Việt ngay sau khi Chính phủ hoàn tất các quy trình quản lý.

Thị trường sẽ “sáng cửa”?

Trước tình trạng tín dụng đen bủa vây, người dân khó hoặc không thể tiếp cận các nguồn vốn từ ngân hàng thì việc công nhận P2P Lending sẽ là giải pháp tài chính mang lại nhiều ưu điểm. Có thể dễ dàng nhận thấy dù mới chỉ xuất hiện khoảng 2 năm trở lại đây, song có những công ty đã thu về những tín hiệu khả quan từ thị trường, được khách hàng đánh giá tốt.

Đơn cử một trường hợp P2P Lending đang hoạt động tốt hiện nay là Mofin. Đây là ứng dụng, công nghệ cho vay ngang hàng được phát triển bởi 3B Group of Technopreneurs, Inc. Ứng dụng này cho phép kết nối giữa người đang có nguồn tiền nhàn rỗi với những người đang cần tiền.

Điểm chung của hình thức vay ngang hàng P2P Lending ở hầu hết các quốc gia đó là khả năng lưu trữ dữ liệu lớn, giải ngân nhanh, linh hoạt và chi phí tuân thủ thấp hơn so với cách thức vay truyền thống. Đây cũng chính là lý do quan trọng nhất dẫn đến việc ra đời ngày càng nhiều của các “sàn” P2P Lending. Đối tượng khách hàng của hình thức này là các cá nhân, tổ chức đang có nhu cầu tài chính mà không muốn hoặc không thể tiếp cận được nguồn tiền từ các khoản vay truyền thống (như ngân hàng). 

Mofin hoạt động hoàn toàn online, không hút tiền nhà đầu tư mà chỉ đơn thuần là nền tảng kết nối. Nhờ tuân thủ nguyên tắc của một nền tảng P2P đích thực, Mofin đang góp phần giúp rất nhiều người đang có nhu cầu trong xã hội (không đủ khả năng hoặc không đủ điều kiện vay qua các tổ chức tín dụng truyền thống) được tiếp cận đến một nền tảng vay văn minh, an toàn và bảo mật.

Tuy nhiên, “cái khó” của hình thức P2P Lending đó là chưa có quy định nào để quản lý, bảo vệ. Bởi vậy, theo bà Nguyễn Thị Hồng - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thì "việc hình thành khung pháp lý sẽ giúp điều chỉnh hoạt động, quy định hạng mục vận hành của đơn vị kinh doanh nền tảng, yêu cầu quản trị và bảo mật thông tin, đánh giá tín nhiệm và xây dựng chuẩn mực quản trị rủi ro" là điều cần phải sớm thực hiện.

Bà Nguyễn Thị Hồng cũng cho biết thêm, Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Ngân hàng nhà nước nghiên cứu để có phương án về lĩnh vực trên. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, mới đây, Ngân hàng nhà nước đã đề xuất thực hiện thí điểm và đưa hoạt động này thành ngành kinh doanh có điều kiện.

Cũng tại cuộc họp về hoạt động cho vay ngang hàng (P2P Lending) ngày 6/3, đại diện Chính phủ cho biết đã có dự thảo Quyết định của Thủ tướng quy định về phương thức hoạt động truyền thống của P2P Lending giúp kết nối trực tiếp người vay với người cho vay, đồng thời xem xét việc mở rộng sự tham gia của các tổ chức tài chính. Bởi vậy, các doanh nghiệp cần nhanh chóng xác lập mô hình quản trị hiệu quả để có thể khai thác tốt tiềm năng tại thị trường Việt ngay sau khi Chính phủ hoàn tất các quy trình quản lý mới.