Một người đã tử vong sớm vì vỡ đại tràng, trước đó, gia đình chưa muốn phẫu thuật dù các bác sỹ đã chỉ định mổ.
Chậm vài giờ, mất cả đời
Kể chuyện với phóng viên, một bác sỹ hàng ngày đứng trong phòng mổ không khỏi chạnh lòng. Anh nói: Giá mà bà cụ phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời thì đã không ra đi nhanh như vậy.
![]() |
Như trường hợp này, bà cụ khoảng 70 tuổi được vào cấp cứu, có chỉ định phải mổ vì bệnh nhân đau dữ dội, cứng bụng, trụy mạch. Nhưng lúc đó, người nhà không đồng ý vì từ trước đến nay bà rất khỏe, sao đến mức phải mổ.
Đến khi tình trạng rất nguy kịch, huyết áp tụt, ý thức lơ mơ. Bác sỹ khẳng định nếu không mổ, bệnh nhân chắc chắn tử vong, người nhà mới ký giấy mổ thì khi mổ ra, bụng toàn phân vì vỡ đại tràng, lúc này bác sỹ mới phát hiện bà bị u đại tràng mà không biết.
Chỗ u phát triển to và bị hoại tử ở giữa, máu không nuôi được tế bào nên gây thủng đại tràng. Nhưng điều đáng buồn là sau đó, bà đã mất vì mổ muộn nên ổ vỡ gây nhiễm độc cơ thể.
Với căn bệnh này, có thể bà cụ hoặc gia đình đã chủ quan trước dấu hiệu bệnh nên không đi khám, kiểm tra để đến khi quá đau mới đi cấp cứu thì đã muộn.
Nếu phát hiện sớm, chữa trị kịp thời, dùng các thảo dược hỗ trợ điều trị, người mắc ung thư đại tràng vẫn có thể sống được hàng chục năm.
Ung thư đại tràng: Dễ mắc nhưng khó phát hiện
Ung thư đại tràng thường phát triển âm thầm, ở giai đoạn sớm, triệu chứng thường không đặc hiệu, người bệnh chỉ thấy đau bụng nhẹ, trướng hay đầy bụng, đau tức vùng bụng trước hoặc sau khi ăn.
Triệu chứng thường gặp và có giá trị chẩn đoán là đi ngoài ra máu - nhất là ở những người ở độ tuổi 45 - 55; rối loạn tiêu hóa, có ngày bị táo bón, có ngày lại bi đi lỏng kiểu tiêu chảy.
Những triệu chứng này thường bị người bệnh nhầm với bệnh trĩ hay rối loạn tiêu hóa do ăn - uống. Do vậy, có tới 58% bệnh nhân bị ung thư giai đoạn II và di căn khi được chẩn đoán lần đầu tiên. Trên 85% số bệnh nhân mắc ung thư đại tràng bị di căn và tử vong do phát hiện chậm.
Hiện nay, điều trị ung thư đại trực tràng vẫn được áp dụng với 3 phương pháp chính gồm: phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị. Tỷ lệ sống được 5 năm sau phẫu thuật là 90% nếu ung thư còn trong lòng ruột. 50% nếu ung thư đã ăn qua thành ruột, chưa ăn vào hạch, còn 30% khi khối u đã ăn vào hạch và chỉ 10% nếu đã di căn vào nội tạng, như gan và phổi.
Theo tiến sĩ Khoo Kei Siong, cố vấn cao cấp về ung thư học và điều trị thuộc bệnh viện Gieneagles (Singapore), biện pháp phẫu thuật cắt bỏ khối u là tối ưu cho loại ung thư này và sau đó là áp dụng liệu pháp hóa trị. Không dùng xạ trị cho ung thư đại tràng vì dễ gây viêm nhiễm xạ cho các tạng trong ổ bụng.
Theo VTC News
{fcomment}
Tin nên đọc
-
TQ tạo ra siêu vật liệu giúp chiến đấu cơ tàng hình hoàn toàn
-
Meta phủ nhận tin đồn Mark Zuckerberg từ chức
-
Phân tích kỹ thuật Forex: Hoạt động quan trọng trong xác định dòng tiền, đặt lệnh
-
Nhật Thủy trình diễn trong Festival Âm nhạc Á - Âu
-
Chứng khoán “nín thở” trước giờ FED tăng lãi suất
-
Vĩnh Phúc và Phú Thọ mở điểm bán thiết bị vệ sinh Basics chính hãng
-
Đến bao giờ Anh Khoa mới lên bàn mổ?
-
Tài năng bị lãng quên ở HAGL là ai?
-
Nhộn nhịp chuẩn bị đầu tư nhiều dự án bất động sản ở tỉnh lẻ
-
`Hàng nóng` của Yamaha có gì ấn tượng?