Xuất khẩu tháng 3 của Trung Quốc giảm 7,5% so với cùng kỳ năm trước, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 8/2023.
Tốc độ này cũng cao hơn dự báo giảm 2,3% trong cuộc thăm dò ý kiến các nhà kinh tế của Reuters. Trong hai tháng đầu năm, xuất khẩu của Trung Quốc vẫn còn tăng trưởng 7,1%.
Song song đó, nhập khẩu cũng giảm 1,9%. Kết quả, thặng dư thương mại của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đạt 58,55 tỷ USD trong tháng 3, so với 125 tỷ USD vào hai tháng đầu năm.
Xuất khẩu sụt giảm một phần do cơ sở so sánh cao khi cùng kỳ năm trước tăng đến 14,8% sau khi nền kinh tế Trung Quốc mở cửa trở lại hậu đại dịch. Zichun Huang, chuyên gia kinh tế Trung Quốc tại Capital Economics, cho rằng xuất khẩu tăng chậm hơn trong năm nay do chi tiêu tiêu dùng ở các nền kinh tế tiên tiến đang hạ nhiệt và lợi ích từ giá xuất khẩu giảm mạnh trong năm ngoái đang phai nhạt.
Nền kinh tế Trung Quốc năm nay có khởi đầu tương đối vững chắc sau khi các nhà hoạch định chính sách đưa ra các biện pháp hỗ trợ nhằm vực dậy tiêu dùng, đầu tư tư nhân và niềm tin thị trường kể từ nửa cuối năm 2023.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng vẫn không đồng đều và các nhà phân tích không mong đợi sự hồi sinh toàn diện sớm, chủ yếu do cuộc khủng hoảng của lĩnh vực bất động sản kéo dài. Cuộc thăm dò của Reuters dự báo kinh tế nước này sẽ tăng 4,6% trong quý đầu tiên. Năm nay, Trung Quốc đặt mục tiêu GDP tăng 5%.
Bruce Pang, Kinh tế trưởng tại JLL cho rằng ngoài khó khăn về biến động tỷ giá, xuất - nhập khẩu kém trong tháng 3 cho thấy Bắc Kinh cần các biện pháp kích thích chính sách toàn diện và có mục tiêu hơn. "Sẽ mất một chặng đường dài để ngoại thương của Trung Quốc một lần nữa cung cấp động lực tăng trưởng", ông nói.
Có lo ngại rằng Trung Quốc có thể tìm cách tăng xuất khẩu để giúp đạt được mục tiêu tăng trưởng. Tuy nhiên, theo bà Huang, các nhà xuất khẩu của nước này đã giảm giá để tăng doanh số thời gian qua. Với tình trạng thua lỗ ngày càng tăng, khả năng họ tiếp tục giảm giá đang thu hẹp.
Trong khi đó, Trung Quốc đang nỗ lực kích cầu nội địa. Nước này có kế hoạch phát hành 1.000 tỷ nhân dân tệ (138,18 tỷ USD) trái phiếu kho bạc siêu dài hạn đặc biệt để hỗ trợ các lĩnh vực quan trọng. Họ cũng tăng hạn ngạch phát hành trái phiếu đặc biệt năm 2024 cho các chính quyền địa phương lên 3.900 tỷ nhân dân tệ từ mức 3.800 tỷ nhân dân tệ vào năm 2023.
Tháng trước, nội các đã phê duyệt kế hoạch nâng cấp thiết bị quy mô lớn và thúc đẩy tiêu dùng. Ứớc tính kế hoạch này có thể tạo ra nhu cầu thị trường hơn 5.000 tỷ nhân dân tệ mỗi năm. Khảo sát chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 3 tại nước này cho thấy hoạt động sản xuất lần đầu tiên mở rộng sau 6 tháng.
Nguồn: Vnexpress
-
Ông Nguyễn Đức Chung: 'Mình Hà Nội không khắc phục được ô nhiễm'
-
Bí ẩn trong khu nghĩa địa “ma cà rồng” vừa được khai quật
-
9X tên Thúy Kiều gây tranh cãi với clip `bản tin ném đá`
-
Cá trê nấu canh chua nóng hổi cho ngày se lạnh
-
Biệt thự 100 tuổi ở Sài Gòn rao bán 35 triệu đô
-
Xu hướng sử dụng xe điện chở hàng thân thiện với môi trường của doanh nghiệp Việt
-
Các loại thép hình phổ biến
-
Cước vận tải giảm lấy lệ trước sức ép dư luận
-
Hành trình trở thành người giàu nhất thế giới của Bill Gates
-
Cướp dùng súng khống chế con gái cựu thủ tướng Anh giữa London