Ngày 24/6/2015, Công ty FrieslandCampina Việt Nam đã chính thức tổ chức Lễ khánh thành Vùng chăn nuôi bò sữa bền vững tại xã Mộc Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam sau gần một năm khởi công xây dựng.
Vùng chăn nuôi bò sữa này được xây dựng trên diện tích đất 66 hecta và được quy hoạch như là hạt nhân của khu chăn nuôi bò sữa tập trung tỉnh Hà Nam.
Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt quan trọng của dự án “Phát triển ngành sữa bền vững tại Việt Nam” hợp tác giữa chính quyền tỉnh Hà Nam và chính phủ Hà Lan trong khuôn khổ của Chương trình Phát triển Kinh doanh Bền vững và An ninh Lương thực trong giai đoạn từ năm 2014 – 2018.
Mục tiêu của dự án là nhằm hình thành và phát triển vùng chăn nuôi bò sữa chuyên nghiệp và bền vững theo qui mô trang trai gia đình, từ đó góp phần đảm bảo an ninh lương thực, tạo công ăn việc làm và giảm thiểu việc nhập khẩu sữa.
Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt quan trọng của dự án “Phát triển ngành sữa bền vững tại Việt Nam” hợp tác giữa chính quyền tỉnh Hà Nam và chính phủ Hà Lan trong khuôn khổ của Chương trình Phát triển Kinh doanh Bền vững và An ninh Lương thực trong giai đoạn từ năm 2014 – 2018.
Theo kế hoạch đến tháng 12 năm 2017, trên lô đất 66 hecta này sẽ có thêm 8 trại chăn nuôi được hoàn thành với qui mô tổng đàn là từ 50 đến 80 con bò sữa mỗi trại, trong đó mỗi trại có ít nhất là 30 con bò cho sữa. Theo khuôn khổ của dự án, dự kiến đến tháng 12 năm 2018 sẽ hoàn tất vùng chăn nuôi bò sữa tập trung tại tỉnh Hà Nam với khoảng 50 trang trại chăn nuôi bò sữa, sản xuất tối thiểu 7 triệu kg sữa mỗi năm và tạo ra 345 việc làm cho người lao động.
Với vai trò là đối tác chính của dự án, FrieslandCampina đảm nhận vai trò quản lý, điều hành và trực tiếp đầu tư để xây dựng vùng chăn nuôi bò sữa chuyên nghiệp tại tỉnh Hà Nam với 2 trang trại mẫu tại xã Mộc Bắc, huyện Duy Tiên, qua các hoạt động cụ thể sau:
Xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò sữa cho nông dân từ cơ bản đến nâng cao;
Xây dựng hệ thống sản xuất thức ăn thô xanh;
Đào tạo và giới thiệu kỹ thuật viên cung cấp dịch vụ gieo tinh nhân tạo, điều trị thú y;
Giới thiệu nông dân với Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Hà Nam để tiếp cận nguồn vốn vay cũng như các nhà cung cấp dịch vụ phục vụ cho việc xây dựng và vận hành trại bò có hiệu quả;
Hỗ trợ nông dân xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh;
Xây dựng hệ thống thu mua và hệ thống kiểm soát và bảo đảm chất lượng sữa đồng thời bảo đảm tiêu thụ sản phẩm sữa tươi nguyên liệu với mức giá cạnh tranh trên thị trường.
Bên cạnh đó, các nông dân tham gia vận hành trang trại bò sữa trong vùng chăn nuôi 66 hecta còn được hưởng hỗ trợ khác là nhận đất để xây dựng trại bò và trồng ngô, cỏ làm thức ăn cho bò.
Có thể nói, vùng chăn nuôi bò sữa bền vững tỉnh Hà Nam là mô hình của phương thức hợp tác công- tư với sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương như Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn, Ủy ban Nhân Dân tỉnh Hà Nam, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hà Nam.
Đặc biệt, chính sự hợp tác, cam kết và hỗ trợ của các đối tác Hà Lan như De Heus, DLO (Wageningen UR) và The Friesian Agro Consultancy B.V trong dự án đã và đang góp phần xây dựng nên những thành quả tốt đẹp từ việc tạo lập giá trị chung cho cộng đồng.
Phát biểu tại buổi lễ khánh thành, ông Trần Quốc Huân – Phó Tổng giám đốc công ty FrieslandCampina Việt Nam đồng thời cũng là Trưởng ban chỉ đạo dự án cho biết: “Là công ty sữa, chúng tôi cần nguyên liệu, và tích cực nhất, chủ động nhất, hiệu quả nhất là chăm lo phát triển vùng nguyên liệu.
Chúng tôi chọn cách đi về vùng nông thôn, đến với những người nông dân đang hoặc chưa chăn nuôi bò sữa, thiết lập một quan hệ đối tác với họ, cung cấp cho họ những điều kiện tiếp cận kiến thức khoa học kỹ thuật, tiếp cận nguồn vốn và tiếp cận thị trường, nhờ đó tối đa hóa giá trị của người nông dân trong chuỗi giá trị chung, vừa làm tăng thu nhập cho người nông dân vừa đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng sữa tươi nguyên liệu, và tăng hiệu quả sản xuất cho cả người nông dân và nhà máy.
Chúng tôi chọn cách làm này vì công ty tin rằng đây là giải pháp cho sự phát triển bền vững và đổi mới nông thôn Việt Nam.”
Với vai trò là đối tác chính của dự án, FrieslandCampina đảm nhận vai trò quản lý, điều hành và trực tiếp đầu tư để xây dựng vùng chăn nuôi bò sữa chuyên nghiệp tại tỉnh Hà Nam với 2 trang trại mẫu tại xã Mộc Bắc, huyện Duy Tiên, qua các hoạt động cụ thể sau:
Xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò sữa cho nông dân từ cơ bản đến nâng cao;
Xây dựng hệ thống sản xuất thức ăn thô xanh;
Đào tạo và giới thiệu kỹ thuật viên cung cấp dịch vụ gieo tinh nhân tạo, điều trị thú y;
Giới thiệu nông dân với Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Hà Nam để tiếp cận nguồn vốn vay cũng như các nhà cung cấp dịch vụ phục vụ cho việc xây dựng và vận hành trại bò có hiệu quả;
Hỗ trợ nông dân xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh;
Xây dựng hệ thống thu mua và hệ thống kiểm soát và bảo đảm chất lượng sữa đồng thời bảo đảm tiêu thụ sản phẩm sữa tươi nguyên liệu với mức giá cạnh tranh trên thị trường.
Bên cạnh đó, các nông dân tham gia vận hành trang trại bò sữa trong vùng chăn nuôi 66 hecta còn được hưởng hỗ trợ khác là nhận đất để xây dựng trại bò và trồng ngô, cỏ làm thức ăn cho bò.
Có thể nói, vùng chăn nuôi bò sữa bền vững tỉnh Hà Nam là mô hình của phương thức hợp tác công- tư với sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương như Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn, Ủy ban Nhân Dân tỉnh Hà Nam, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hà Nam.
Đặc biệt, chính sự hợp tác, cam kết và hỗ trợ của các đối tác Hà Lan như De Heus, DLO (Wageningen UR) và The Friesian Agro Consultancy B.V trong dự án đã và đang góp phần xây dựng nên những thành quả tốt đẹp từ việc tạo lập giá trị chung cho cộng đồng.
Phát biểu tại buổi lễ khánh thành, ông Trần Quốc Huân – Phó Tổng giám đốc công ty FrieslandCampina Việt Nam đồng thời cũng là Trưởng ban chỉ đạo dự án cho biết: “Là công ty sữa, chúng tôi cần nguyên liệu, và tích cực nhất, chủ động nhất, hiệu quả nhất là chăm lo phát triển vùng nguyên liệu.
Chúng tôi chọn cách đi về vùng nông thôn, đến với những người nông dân đang hoặc chưa chăn nuôi bò sữa, thiết lập một quan hệ đối tác với họ, cung cấp cho họ những điều kiện tiếp cận kiến thức khoa học kỹ thuật, tiếp cận nguồn vốn và tiếp cận thị trường, nhờ đó tối đa hóa giá trị của người nông dân trong chuỗi giá trị chung, vừa làm tăng thu nhập cho người nông dân vừa đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng sữa tươi nguyên liệu, và tăng hiệu quả sản xuất cho cả người nông dân và nhà máy.
Chúng tôi chọn cách làm này vì công ty tin rằng đây là giải pháp cho sự phát triển bền vững và đổi mới nông thôn Việt Nam.”
Nguồn VTC News
Tin nên đọc
-
Chile sẵn sàng hợp tác và chia sẻ vaccine với Việt Nam
-
Quả cầu tơi tả tại cổng chào 40 tỷ đồng
-
Giữ mạng sống bằng ECMO tách đôi
-
Hãng bay giá rẻ AirAsia kiếm tiền bằng cách nào
-
Ba tiểu mỹ nhân 'vạn người mê' của màn ảnh Hoa ngữ
-
Mai Khôi: "Tôi đủ điều kiện trở thành Đại biểu Quốc hội"
-
Những tác động tích cực đến dịch vụ thẩm định giá
-
Ngô Ngạn Tổ và bí mật chuyện tình với siêu mẫu vạn người mê
-
Doanh nghiệp nghìn lao động nhận đơn hàng dệt may vài trăm chiếc
-
Gia Lai : Bi hài chuyện hòn đá bị giam và vụ kiện khó tin tại tòa