Vụ 30.000 tấn chân gà Trung Quốc ngâm hoá chất: Nguy cơ hiện hữu cho dân nhậu Việt

ngày 29/08/2014

Trong số 30.000 tấn chân gà ngâm tẩm hoá chất độc hại vừa bị thu giữ tại Trung Quốc, bao nhiêu tấn có thể sẽ được tuồn vào Việt Nam nếu không bị phát hiện? 


Việc giới chức Trung Quốc khám phá ra đường dây sản xuất và phân phối chân gà bẩn với số lượng cực lớn là sự cố về an toàn thực phẩm mới nhất tại quốc gia này sau khi bê bối về thịt gà quá hạn sử dụng dùng để làm đồ ăn nhanh bị vỡ lở.

Theo các thông tin ban đầu, các nhà chức trách Trung Quốc đã tạm giữ 38 người nằm trong đường dây phân phối chân ga ngâm hoá chất hydrogen peroxide và tiếp tục mở rộng điều tra. Cảnh sát huyện Vĩnh Gia, tỉnh Chiết Giang đang truy tìm 11 đối tượng khác có liên quan và cáo buộc một số quan chức của một huyện thuộc tỉnh An Huy cạnh đó đã báo tin cho các đối tượng bị điều tra trong vụ việc này.

Hơn 30.000 tấn chân gà ngâm hoá chất vừa bị thu giữ tại Trung Quốc.

Hơn 30.000 tấn chân gà ngâm hoá chất vừa bị thu giữ tại Trung Quốc.

Trước đó, cảnh sát từng truy quét hụt một xưởng chế biến chân gà của hãng Yuweiyuan do công nhân và quản lý xưởng được báo tin nên đã bỏ trốn và dọn sạch hiện trường trước khi cảnh sát đến.

Số chân gà này được sơ chế tại 9 nhà máy ở 4 tỉnh tại Trung Quốc rồi được phân phối bởi một hệ thống 38 cửa hàng thuộc 10 tỉnh trong đó có tỉnh Sơn Đông, Hồ Nam, Chiết Giang, Hồ Bắc và Liêu Ninh. Giá trị của lô hàng này vào khoảng 300 triệu NDT, tương đương với 48 triệu USD.

Hoá chất dùng để ngâm chân gà là hydrogen peroxide (tức xút, kiềm ăn da) để làm trắng và khiến chân gà trông tươi ngon hơn. Chất lỏng không màu, thường được sử dụng để khử trùng và chế biến thực phẩm này có thể gây nôn mửa, kích ứng miệng và các bệnh về họng và dạ dày nếu ăn vào một lượng vượt ngưỡng an toàn.

Vụ việc này bắt đầu bị phát hiện từ tháng 9 năm ngoái trong một cuộc kiểm tra an toàn thực phẩm định kỳ tại một cửa hàng ở Vĩnh Gia. Một tháng sau đó, 2 đối tượng bị bắt giữ vì sản xuất thực phẩm bẩn tại tỉnh Giang Tô.

Cảnh sát cũng cho biết đang điều tra một số hãng thực phẩm dùng các chất khử trùng khác để chế biến chân gà, nhưng chưa cung cấp thông tin chi tiết.

Còn theo Reuters, đây không phải là bê bối đầu tiên dính tới loại thực phẩm rất được ưa chuộng này. Năm 2013, Trung Quốc đã bắt giữ 20 tấn chân gà quá hạn trong đó có cả những sản phẩm được sản xuất từ năm 1967.

Những thông tin ban đầu cho thấy có vẻ như lượng chân gà bẩn trên được sản xuất để phục vụ thị trường nội địa của Trung Quốc nhưng không loại trừ khả năng, một phần của lô hàng trên sẽ được xuất ra nước ngoài trong đó có Việt Nam nếu chưa bị phát hiện.

Vì thế, việc người tiêu dùng Việt Nam phải lo ngại về nguồn gốc và chất lượng của món ăn được ưa chuộng này không phải là không có cơ sở.
Nguồn Dân trí

{fcomment}