Trung Quốc `săn cáo` tham nhũng xuyên biên giới

ngày 29/11/2014

Ngày 1/12 tới sẽ hết thời hạn chính quyền Trung Quốc đặt ra cho các quan chức tham nhũng đào tẩu ra nước ngoài tự nguyện khai báo đầu thú.
 
Ở Trung Quốc, hoạt động nhằm phát hiện và đưa tội phạm kinh tế từ nước ngoài về nước có tên gọi là `Săn cáo`, Đài tiếng nói nước Nga cho biết.

Chuyên viên Andrei Karneev Phó Giám đốc Viện các nước Á-Phi thuộc trường Đại học Tổng hợp Matxcơva phân tích về ý nghĩa của công việc trong lĩnh vực chống tham nhũng.
Trung Quốc đẩy mạnh chống tham nhũng cả ở bên ngoài biên giới
Tên gọi của chiến dịch chống tham nhũng lột tả thành công hình tượng Ma Cáo tinh ranh, mà chuyện bắt giữ chẳng hề dễ dàng.

Tuy nhiên, các quan chức tham nhũng và cán bộ Nhà nước Trung Quốc trốn tránh đòn trừng phạt của công lý bằng cách ẩn mình sau luật pháp nước ngoài chắc hẳn vẫn không cảm thấy an toàn.

Hãng thông tấn Tân Hoa Xã cho biết rằng trong khuôn khổ chiến dịch này cảnh sát Trung Quốc đã có thể dẫn độ các nghi phạm từ 56 quốc gia về nước.

Trung Quốc trong những năm gần đây đang mở rộng nỗ lực thu xếp hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chống tham nhũng.

Các quan chức chạy trốn ra hải ngoại, đặc biệt là những đối tượng trước đây đã tuồn lượng tiền lớn ra nước ngoài, và các thân nhân của họ hết sức lo sợ trước lực lượng thực thi pháp luật của Bắc Kinh.

Ngay từ năm 2004, báo chí Trung Quốc đã loan tin rằng những lãnh đạo tham nhũng cấp độ khác nhau đào tẩu ra nước ngoài đã mang theo ít nhất là 5 tỷ USD.

Theo Đài tiếng nói nước Nga, đến thời điểm hiện tại, theo những đánh giá khác nhau, số những đối tượng chạy trốn như vậy ước tính từ 4.000 cho đến 18.000 người.

Tại hội nghị thượng đỉnh gần đây ở thủ đô Bắc Kinh, theo sáng kiến của Trung Quốc, các nhà lãnh đạo APEC đã thông qua `Tuyên bố Bắc Kinh về đấu tranh chống tham nhũng`.
Hàng loạt quan chức cấp cao Trung Quốc bị bắt giữ và xét xử vì tham nhũng
Cũng bằng phương thức đó chính quyền Trung Quốc cố gắng củng cố cơ chế pháp lý quốc tế trong việc truy tìm và hoàn trả về nước những khoản `tiền bẩn` bị biển thủ, dẫn độ và điều tra hình sự quốc tế đối với các quan chức tham nhũng và ăn cắp của công.

Ở Trung Quốc tuyên bố rằng trong tương lai gần sẽ sử dụng những kênh khác nhau để hồi hương quan chức đào tẩu và buộc họ chịu trách nhiệm về những tội lỗi đã phạm.

Theo quan điểm của các chuyên viên, những điểm đến phổ biến nhất của dòng tư bản bất minh xuất đi từ Trung Quốc là Hoa Kỳ, Canada và Australia.

Nếu hai nước sau tuyên bố sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc, thì thái độ của Hoa Kỳ có phần phức tạp hơn.

Chẳng hạn, một số chuyên viên ghi nhận rằng, bất kể bên ngoài Hoa Kỳ làm ra vẻ sẵn sàng cộng tác trong lĩnh vực này, nhưng trên thực tế mọi thứ có thể diễn ra theo cách khác.

Bắc Kinh khó lòng đạt tới đồng ý dẫn độ tội phạm kinh tế trong bối cảnh quan hệ phức tạp giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, cũng như bởi thái độ có tính truyền thống của người Mỹ luôn đặt lợi ích riêng của mình lên trên luật pháp quốc tế.

Chiến dịch chống tham nhũng khởi đầu sau Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18, có tác dụng đẩy mạnh củng cố quyền lực trong tay ban lãnh đạo mới và đảm bảo chỉ số uy tín khá cao trong con mắt của người dân Trung Quốc.

Tuy vậy, các phương tiện truyền thông nước ngoài đang chỉ ra rằng bất chấp vô số ngôn từ hùng biện về `nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp` và `quản lý Nhà nước trên cơ sở luật pháp`, cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở Trung Quốc cho đến nay vẫn thực hiện chủ yếu bằng sự hỗ trợ của phương pháp truyền thống, Đài tiếng nói nước Nga nhận định.

Đó là nhờ vào những chiến dịch tuyên truyền rầm rộ, `tái cải tạo` theo tinh thần `đường lối đại chúng` và những hình phạt chọn lọc đối với những cá nhân riêng lẻ bị phát hiện để làm gương cho những đối tượng khác.

Theo VTC News

{fcomment}