Các chuyên gia vũ khí tốn không ít giấy mực để nói về siêu tăng Armata T-14 nhưng tựu chung, đây là bước nhảy vọt của ngành công nghiệp quốc phòng Nga.
Dmitry Rogozin, Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách hiện đại hóa vũ khí của Nga gọi Armata là ‘xe tăng không cần visa’, đi trước thời đại từ 15-20 năm.
Lời tuyên bố của ông Rogozin được đưa ra trong một chương trình truyền hình về các lệnh cấm vận kinh tế và du lịch của phương Tây đối với Nga.
Đầu tháng 5, siêu tăng Armata có màn trình diễn đầy ấn tượng tại Quảng trường Đỏ và trở thành một biểu tượng cho sức mạnh quân sự đang hồi sinh của Nga. Ông Dmitry Rogozin đã ví nước Nga như một chiếc ‘Armata khổng lồ’.
Siêu hiện đại
Ngày 12/6, phát biểu về loại xe tăng chiến đấu chủ lực mới này, cựu đại tá Viktor Murakhovsky, chuyên gia phân tích của tạp chí quân sự Arsenal Otechestva cho rằng xe tăng Armata thể hiện một khoảng cách lớn về công nghệ quân sự giữa Nga với phương Tây, với chi phí cũng rất khổng lồ.
Xe tăng Armata T-14 là một phần trong chương trình nâng cấp quân sự trị giá hơn 387 tỉ USD.
Được trang bị tháp pháo tự động điều khiển từ xa, tổ lái của T-14 sẽ được tăng cường chỉ số an toàn khi hoạt động trong một khoang thép dày, cách xa khu vực chứa đạn.
Trong trường hợp kho đạn bị tấn công và phát nổ khả năng sống sót của các binh sỹ sẽ cao hơn bình thường.
Xe tăng T-14 có tổ lái 3 người, đa số các hoạt động được tự động hóa, điều khiển thông qua các các camera quan sát độ phân giải cao. Xe được trang bị tháp pháo trơn 125mm 2A82-1M.
Không giống như các xe tăng trước đây của Nga, T-14 mang hơi hướng của các xe tăng chiến đấu phương Tây như M1A2 của Mỹ hay Leopard-2 của Đức.
CNN dẫn nguồn thông tấn Nga cho biết xe tăng T-14 dự kiến sẽ được đưa vào phục vụ trong năm 2015.
Nhiều chuyên gia quân sự của Nga và phương Tây nhận định, xe tăng Armata sẽ vượt xa tất cả các mẫu xe tăng hiện có trên thế giới.
T-14 có thể bắn được các loại tên lửa dẫn đường bằng laser và đạn pháo có tầm bắn lên đến hơn 4,8km, tương đương với các xe tăng mới nhất của Mỹ và Đức.
Các trang thiết bị điện tử hiện đại được lắp đặt trong xe tăng Armata sẽ giúp chiếc xe tăng này trở thành một phần trong mạng lưới chiến đấu rộng hơn bao gồm các máy bay không người lái và các hệ thống phát hiện mục tiêu tự động.
Những người phát triển xe tăng Armata cũng cho biết, sau khi phát hiện được mục tiêu, những chiếc xe tăng này chỉ mất chưa đến một phút để truyền dữ liệu đến các đơn vị chiến đấu khác.
Khả năng tự động hóa cao
Ngày 13/6, Sputnik đưa tin xe tăng T-14 Armata của Nga được hi vọng sẽ trở thành vũ khí tự động trên chiến trường trong tương lai.
Một chuyên gia tham gia thiết kế T-14 nói với AP đây là chiếc xe tăng thoải mái và dễ điều khiển như các máy bay không người lái hiện đại trên thế giới.
Các hệ thống chuyển động, theo dõi mục tiêu hay kích hoạt phòng thủ đều được điều khiển kỹ thuật số thay vì cơ khí như trước đây, điều đó giúp tổ lái có thêm sự tự do để tập trung vào quá trình tác chiến của mình.
Ilya Demchenko, một trong số các nhà thiết kế nói với AP: "Với tổ lái, nó giống như đang chơi một trò chơi điện tử".
Thiết kế trưởng dự án Armata Andrei Terlikov nói rằng các công nghệ được áp dụng vào chiếc xe tăng này trong tương lai có thể biến nó rằng vũ khí không người lái khi tham chiến.
Ngoài ra, nền tảng của Armata cũng được sử dụng để xây dựng hàng loạt các phương tiện bọc thép của Nga trong tương lai, giúp giảm chi phí sản xuất cũng như tạo điều kiện phát triển trong thời gian tới.
Siêu tăng Armata trong lễ duyệt binh ngày 9/5 vừa qua |
Đầu tháng 5, siêu tăng Armata có màn trình diễn đầy ấn tượng tại Quảng trường Đỏ và trở thành một biểu tượng cho sức mạnh quân sự đang hồi sinh của Nga. Ông Dmitry Rogozin đã ví nước Nga như một chiếc ‘Armata khổng lồ’.
Siêu hiện đại
Ngày 12/6, phát biểu về loại xe tăng chiến đấu chủ lực mới này, cựu đại tá Viktor Murakhovsky, chuyên gia phân tích của tạp chí quân sự Arsenal Otechestva cho rằng xe tăng Armata thể hiện một khoảng cách lớn về công nghệ quân sự giữa Nga với phương Tây, với chi phí cũng rất khổng lồ.
Xe tăng Armata T-14 là một phần trong chương trình nâng cấp quân sự trị giá hơn 387 tỉ USD.
Được trang bị tháp pháo tự động điều khiển từ xa, tổ lái của T-14 sẽ được tăng cường chỉ số an toàn khi hoạt động trong một khoang thép dày, cách xa khu vực chứa đạn.
Trong trường hợp kho đạn bị tấn công và phát nổ khả năng sống sót của các binh sỹ sẽ cao hơn bình thường.
Xe tăng T-14 có tổ lái 3 người, đa số các hoạt động được tự động hóa, điều khiển thông qua các các camera quan sát độ phân giải cao. Xe được trang bị tháp pháo trơn 125mm 2A82-1M.
Không giống như các xe tăng trước đây của Nga, T-14 mang hơi hướng của các xe tăng chiến đấu phương Tây như M1A2 của Mỹ hay Leopard-2 của Đức.
CNN dẫn nguồn thông tấn Nga cho biết xe tăng T-14 dự kiến sẽ được đưa vào phục vụ trong năm 2015.
Nhiều chuyên gia quân sự của Nga và phương Tây nhận định, xe tăng Armata sẽ vượt xa tất cả các mẫu xe tăng hiện có trên thế giới.
Siêu tăng Armata tối tân của Nga |
Các trang thiết bị điện tử hiện đại được lắp đặt trong xe tăng Armata sẽ giúp chiếc xe tăng này trở thành một phần trong mạng lưới chiến đấu rộng hơn bao gồm các máy bay không người lái và các hệ thống phát hiện mục tiêu tự động.
Những người phát triển xe tăng Armata cũng cho biết, sau khi phát hiện được mục tiêu, những chiếc xe tăng này chỉ mất chưa đến một phút để truyền dữ liệu đến các đơn vị chiến đấu khác.
Khả năng tự động hóa cao
Ngày 13/6, Sputnik đưa tin xe tăng T-14 Armata của Nga được hi vọng sẽ trở thành vũ khí tự động trên chiến trường trong tương lai.
Một chuyên gia tham gia thiết kế T-14 nói với AP đây là chiếc xe tăng thoải mái và dễ điều khiển như các máy bay không người lái hiện đại trên thế giới.
Các hệ thống chuyển động, theo dõi mục tiêu hay kích hoạt phòng thủ đều được điều khiển kỹ thuật số thay vì cơ khí như trước đây, điều đó giúp tổ lái có thêm sự tự do để tập trung vào quá trình tác chiến của mình.
Ilya Demchenko, một trong số các nhà thiết kế nói với AP: "Với tổ lái, nó giống như đang chơi một trò chơi điện tử".
Thiết kế trưởng dự án Armata Andrei Terlikov nói rằng các công nghệ được áp dụng vào chiếc xe tăng này trong tương lai có thể biến nó rằng vũ khí không người lái khi tham chiến.
Ngoài ra, nền tảng của Armata cũng được sử dụng để xây dựng hàng loạt các phương tiện bọc thép của Nga trong tương lai, giúp giảm chi phí sản xuất cũng như tạo điều kiện phát triển trong thời gian tới.
Nguồn VTC News
Tin nên đọc
-
Nhà vua Tây Ban Nha `bồi hồi` gặp lại chiếc xe thời trai trẻ
-
Gạt hiềm khích, HLV Miura đi xem quân Lê Thụy Hải
-
Bắt “đầu lĩnh” của ổ nhóm chuyên dùng súng “hoa cải”
-
Honda City X bản giới hạn, giá mềm 471 triệu đồng
-
Top 5 xe máy bình dân dù là đã 'qua tay' vẫn đắt như tôm tươi
-
iPhone 8 sẽ có giá cao vì AirPods
-
Tài xế ngỡ ngàng nhìn thấy `mưa tiền` rơi trên đường cao tốc
-
Vụ xác chết trong va li ở ven đường: Công an xác định nguyên nhân
-
Uruguay – Venezuela: Sa sút không phanh
-
Cảng biển lôm côm, đội tàu yếu kém!