Những quốc gia đang trên bờ vực …vỡ nợ

ngày 07/08/2014

Vỡ nợ luôn là một “cơn ác mộng” khủng khiếp đối với các cá nhân hoặc doanh nghiệp. Tuy nhiên, “cơn ác mộng” này còn đáng sợ gấp trăm lần khi nó xảy ra với các quốc gia – những nền kinh tế lớn trên thế giới.

Ukraina

Sau khi chính quyền của Tổng thống Viktor Yanukovych bị lật đổ, tình hình bất ổn chính trị leo thang tại Ukraina. Tổng thống Nga Putin và lãnh đạo Crimea đã ký kết thỏa thuận sáp nhập bán đảo Crimea vào Nga. Bạo động giữa chính phủ Ukraina và nhóm người ủng hộ Nga gia tăng. Những bất ổn chính trị khiến cho Ukraina và “người láng giềng” Nga ngày càng trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết.

Vào tháng12 năm 2013, Nga đã mua trái phiếu của Ukraina có trị giá 3 tỷ USD, với thời điểm phát hành là ngày 24/12. Lãi suất cuống phiếu của số trái phiếu này khá thấp, chỉ ở mức 5%. Tiền lãi trái phiếu sẽ được thanh toán 1 năm hai lần, vào ngày 20/6 và 20/12. Đây là một khoản nợ ngắn hạn và sẽ đáo hạn vào ngày 20/12/2015. Tuy nhiên, trong trường hợp tỷ lệ nợ quốc gia của Ukraina so với GDP vượt mức 60%, số trái phiếu bán cho Nga sẽ rơi vào trạng thái “vỡ nợ”. Nga có quyền đòi Kiev phải trả nợ ngay lập tức. Ngoài ra, Ukraina còn nợ Nga 2 tỷ USD tiền khí đốt.

Nền kinh tế Ukraine đã suy thoái từ giữa năm 2013 và còn phải đối mặt với tình trạng giảm phát. hâm hụt ngân sách năm 2013 tăng 21,2% so với năm 2012. Quốc khố Ukraine khi Chính phủ mới được thành lập ở Kiev đã trống rỗng. Với những diễn biến đang diễn ra, Moody đã hạ xếp hạng tín dụng của Ukraina xuống Caa3.

Những quốc gia đang trên bờ vực …vỡ nợ - 1

Ảnh 1: Bất ổn chính trị đưa Ukraina tiến gần hơn đến bờ vực vỡ nợ

Argentina

Vấn đề hiện tại của Argentina có liên quan mật thiết đến vụ vỡ nợ khoảng 100 tỷ USD của đất nước này vào năm 2001. Trong khi khoảng 93% chủ nợ của Argentina vào thời điểm đó đều đồng ý nhận số trái phiếu mới với khoản thanh toán thấp hơn thì 7% số chủ nợ còn lại từ chối thỏa thuận này và yêu cầu Argentina phải trả toàn bộ số tiền.

Cuộc chiến pháp lý giữa Argentina và hai nhóm chủ nợ đã kéo dài nhiều năm. Năm 2012, Tòa liên bang Mỹ tại Manhattan đã phán quyết Argentina phải trả đầy đủ 1,33 tỷ USD cả gốc lẫn lãi cho nhóm này trước khi thanh toán cho các chủ nợ khác. Theo ông Kicillof –Bộ trưởng bộ Kinh tế của quốc gia này thì Argentina không thể trả đầy đủ cho các quỹ đầu tư. Bởi rất có thể việc này sẽ châm ngòi cho làn sóng “đòi nợ” tương tự từ các chủ nợ còn lại. Ông gọi nhóm chủ nợ Mỹ là "kền kền" và cho biết sẽ không ký thỏa thuận theo kiểu "tống tiền" như thế này. Ngày 31/7/2014, Standard & Poor`s đã hạ xếp hạng tín nhiệm nợ dài hạn và ngắn hạn của Argentina là "vỡ nợ một phần".

Hiện tại, Argentina đang trong tình trạng “ngàn cân treo sợ tóc” khi nền kinh tế bất ổn và suy thoái nghiêm trọng. Chính phủ Argentina buộc phải phá giá đồng peso để duy trì dự trữ ngoại tệ, kéo theo đó là cuộc sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn vì lạm phát.

Những quốc gia đang trên bờ vực …vỡ nợ - 2

Argentina đang trong tình trạng “vỡ nợ một phần”

Ai Cập

Tháng 3 năm 2013, Ủy ban xếp hạng tín dụng Moody đã hạ bậc xếp hạng tín dụng của Ai Cập xuống Caa1 do tình trạng bất ổn chính trị và rủi ro vỡ nợ tăng cao ở quốc gia này. Trong những năm gần đây, sự bất ổn tại Ai Cập luôn khiến cho các nhà đầu tư lo lắng và luôn thận trọng mỗi khi có ý định “rút ví”. Sự việc còn trở nên đáng lo ngại khi đồng nội tệ Bảng Ai Cập mất giá và người dân Ai Cập quy đổi tài sản của họ ra đồng đola Mỹ.

Tuy nhiên, bất chấp xếp hạng tín dụng thấp, lợi suất trái phiếu của Ai Cập đã giảm xuống dưới 5% vào tháng 6 vừa qua. Đây có thể là một dấu hiệu đáng mừng cho thấy các nhà đầu tư đã ít quan tâm hơn đến tình trạng bất ổn ở đất nước này. Mặc dù viễn cảnh còn khá tăm tối, nhưng gần đây Moody cũng đánh giá cao cam kết của tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el – Sisi’s trong việc giảm thâm hụt ngân sách chính phủ ở những năm tài khóa tiếp theo, đồng thời hiến một nửa tài sản cho ngân khố quốc gia.

Những quốc gia đang trên bờ vực …vỡ nợ - 3

Rủi ro vỡ nợ là hệ lụy của cuộc khủng hoảng chính trị tại Ai Cập

4. Venezuela

Nhu cầu sử dụng tiền mặt trong ngắn hạn của Venezuela có thể dẫn đến những rắc rối về tài chính trong tương lại. Chính quyền Tổng thống Nicolas Maduro đã có kế hoạch phát hành trái phiếu thông qua các công ty dầu khí nhà nước Petroleos de Venezuela để tăng dự trữ ngoại hối. Sự dồi dào về ngoại tệ sẽ giúp Venezuela chế ngự tình trạng lạm phát đang ở mức 40,7% trong năm 2013.

Tuy nhiên theo Bloomberg, các công ty dầu khí đang nợ ở mức cao hơn so với doanh thu của nó trong vài năm tới, điều này sẽ dẫn đến việc khó khăn trong thanh toán nợ. Venezuela đang kỳ vọng giảm 2% GDP cho việc chi trả chi phí lãi vay. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không khả thi nếu như Venezuela nhanh chóng tiến hành việc phát hành trái phiếu.

Những quốc gia đang trên bờ vực …vỡ nợ - 4

Venezuela luôn giữ vị trí “quán quân”với số lần vỡ nợ nhiều nhất thế giới

{fcomment}