Người tiêu dùng mất "oan" hàng trăm tỷ vì giá xăng: Bộ Tài chính nói gì?

ngày 19/03/2016

Dư luận đang "nóng" chuyện hàng nghìn tỷ đồng nhờ chênh lệch thuế chảy vào túi doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.

Người tiêu dùng mất

Bộ Tài chính lên tiếng về thông tin chênh lệch thuế xăng dầu

Các chuyên gia kinh tế cho rằng nếu các cơ quan quản lý vẫn áp dụng cách tính thuếxăng dầunhư hiện nay, người tiêu dùng sẽ tiếp tục bị thiệt, các DN đầu mối nhập khẩu xăng dầu tiếp tục được hưởng lợi.

Vào đầu năm 2016, thuế nhập khẩu các mặt hàng như dầu diesel, dầu mazut, dầu hỏa... từ ASEAN đã giảm về 0%. Mặt hàng này nhập từ Hàn Quốc về cũng đã giảm xuống còn 10% với xăng và 5% với các loại dầu.

Ý kiến cho rằng, Liên Bộ Công Thương, Tài chính khi xây dựng giá cơ sở chobán lẻ xăng dầuvẫn tính theo mức thuế nhập khẩu thông thường từ 10-20%.

Điều này khiến cho xăng dầu nhập khẩu có giá thành rất thấp, trong khi giá cơ sở để làm căn cứ cho bán lẻ lại khá cao và phần chênh lệch đã vào túi các doanh nghiệp đầu mối.

Trước thông tin đó, Bộ Tài chính cho biết, quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu là giá để làm căn cứ điều hành giá xăng dầu trong nước, trong đó thuế nhập khẩu để tính giá được căn cứ vào thuế MFN.

Bộ Tài chính khẳng định, giá cơ sở xăng dầu không phải là giá do Nhà nước ấn định hoặc phê duyệt cho từng doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối. Thương nhân phân phối xăng dầu được điều chỉnh giá nhưng không cao hơn giá cơ sở do Liên Bộ Công Thương- Tài chính công bố.

Theo xu hướng hội nhập, có nhiều mức thuế như FTAs, ATIGA, MFN; do vậy, Bộ Tài chính đang nghiên cứu để điều tiết, khắc phục chênh lệch trong giá cơ sở (nếu áp dụng các mức thuế khác nhau). Bộ Tài chính sẽ phối hợp Bộ Công Thương để có hướng dẫn cụ thể trong thời gian tới.

Nguồn 24h