Mỹ siết trừng phạt nhắm vào ngân hàng lớn nhất nước Nga

ngày 13/09/2014

Chính phủ Mỹ ngày 12/9 đã công bố những lệnh cấm vận mới chống lại Nga, trong đó có ngân hàng lớn nhất nước này Sberbank, cùng một số công ty công nghệ quân sự quốc doanh và 5 công ty năng lượng. Thông tin khiến đồng rúp lập kỷ lục mất giá mới.

Ngân hàng Sberbank lớn nhất của Nga đã bị Mỹ cấm vận
Ngân hàng Sberbank lớn nhất của Nga đã bị Mỹ cấm vận

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trênFICA:
* Sẽ có cáp treo kỷ lục thế giới “xuyên” Vịnh Hạ Long
* Kiếm 50 triệu/ngày nhờ buôn vé "chợ đen" xem trận chung kết U19

* Mỹ siết trừng phạt nhắm vào ngân hàng lớn nhất nước Nga

* ‘Cơn lốc’ sắm hàng điện máy ở đảo Lý Sơn

* Lương 5,4 triệu, ngàn nhân viên Bảo hiểm xã hội bỏ việc?

Ngoài việc áp đặt các trừng phạt mới chống lại Sberbank, Bộ tài chính Mỹ cho biết sẽ cấm việc xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ có liên quan tới các công ty năng lượng Gazprom, Gazprom Neft, Lukoil, Surgutneftegas, và Rosneft.

Mỹ còn siết chặt các lệnh cấm trước đây đã áp đặt với 5 ngân hàng khác của Nga là Bank of Moscow, Gazprombank OAO, Russian Agricultural Bank, VEB và VTB Bank.

Theo đó các tổ chức và cá nhân của Mỹ chỉ được phép tài trợ cho những khoản nợ của các ngân hàng này có kỳ hạn từ 30 ngày trở xuống, thay vì mức tối đa 90 ngày trước đây. Lệnh cấm mới này về cơ bản đã “cấm cửa” các ngân hàng Nga khỏi thị trường vốn tại Mỹ.

“Do sự can thiệp quân sự trực tiếp của Nga, cũng những nỗ lực trắng trợn để gây bất ổn cho Ukraine, hôm nay chúng tôi đã tăng cường các lệnh cấm vận chống lại Nga, phối hợp với các đồng minh châu Âu của chúng tôi”, Bộ trưởng tài chính Jack Lew khẳng định trong một thông cáo báo chí. “Các bước đi này khẳng những nỗ lực liên tục của cộng đồng quốc tế chống lại sự hiếu chiến của Nga”.

Bộ tài chính Mỹ cũng công bố rằng sẽ cấm các tổ chức và cá nhân Mỹ cung cấp vốn hay mua lại nợ có kỳ hạn trên 30 ngày của các công ty năng lượng Gazprom Neft và Transneft. Điều đó có nghĩa là các công ty này không thể vay vốn có kỳ hạn trên 30 ngày từ thị trường Mỹ.

Đồng thời, Mỹ cũng phong tỏa tài sản của các công ty OAO `Dolgoprudny Research Production Enterprise,` Mytishchinski Mashinostroitelny Zavod OAO, Kalinin Machine Plant JSC, Almaz-Antey GSKB, và JSC NIIP – tất cả đều là những công ty công nghệ quân sự quốc doanh của Nga.

Bộ tài chính Mỹ khẳng định các lệnh cấm vận trước đây đã khiến Nga phải “trả giá đắt”. “Sự cô lập về kinh tế và ngoại giao của Nga sẽ còn tiếp tục tăng lên chừng nào những hành động của họ không đi đôi với lời nói. Kinh tế Nga hiện đang phải trả một giá đắt cho lối cư xử trái luật của họ”, Bộ trưởng Lew tuyên bố. “Tăng trưởng đã tụt xuống mức 0%, lạm phát vượt xa mục tiêu còn thị trường tài chính Nga tiếp tục suy yếu”.

Nga nổi giận, đồng rúp mất giá kỷ lục

Việc liên tiếp các lệnh trừng phạt của EU và Mỹ được siết chặt trong tuần qua đã khiến đồng rúp của Nga tiếp tục mất giá, và lập mức đáy mới. Tính tới 12 giờ 25 phút GMT ngày 12/9, 1 USD đổi được 37,93 rúp, mức thấp kỷ lục mới.

Nga từng tuyên bố sẽ trả đũa các lệnh trừng phạt của phương Tây, tuy nhiên, có mặt trong cuộc họp thượng đỉnh về an ninh tại Tajikistan, với sự hiện diện của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nga Putin tỏ ra kín tiếng về đối tượng của các lệnh trừng phạt mà Moscow sắp công bố.

Trong khi đó, ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định các bước đi của phương Tây đang làm hỏng cơ hội tạo ra hòa bình lâu dài tại vùng chiến sự của Ukraine.

“Chúng tôi tin rằng việc đưa ra những quyết định như vậy tại thời điểm khi mà tiến trình hòa bình tại Ukraine đang đạt được những bước tiến…điều này có nghĩa là đã chọn lựa một con đường gây tổn hại cho tiến trình hòa bình”, ông Lavrov nói.

“Chúng tôi sẽ phản ứng một cách bình tĩnh và đầy đủ, trước tiên và trên hết là từ nhu cầu bảo vệ các lợi ích của mình”, ông Lavrov nói bên lề cuộc họp của Tổ chức hợp tác Thượng Hải, tại thủ đô Dushanbe.

Thanh Tùng
Tổng hợp

{fcomment}