Năm 2014, trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi thì kinh tế Nga lại đi theo chiều hướng ngược lại: suy thoái đến mức không tưởng.
Thế vận hội tốn kém nhất lịch sử
Thế vận hội Mùa đông 2014 được tổ chức tại Sochi, Nga với chi phí trên 50 tỷ USD là kỳ thế vận hội có chi phí "khủng" nhất trong lịch sử.
Con số này đã gây ra rất nhiều tranh cãi trong thời gian đó. Khi mà số môn thi đấu của thế vận hội Mùa đông chỉ bằng một nửa số với mùa hè. Đã có những cáo buộc liên quan đến tham nhũng, tuy nhiên, Tổng thống Nga, Putin đã phủ nhận tất cả.
Olympic Sochi 2014 là kỳ thế vận hội lớn nhất trong lịch sử |
Ông Putin đưa ra những khoản chi phí khổng lồ thực chất đến từ công tác chuẩn bị rất kỹ càng của nước này. Kể từ nhận trọng trách đăng cai thế vận hội, nước Nga đã biến một thị trấn không hề có bất cứ một cơ sở hạ tầng gì phục vụ thể thao thành một địa điểm đầy đủ chất lượng.
Ước tính số tiền mà Chính phủ của Tổng thống Putin bỏ ra đã gấp 3 lần kinh phí tổ chức thế vận hội trước tại London, Vương quốc Anh.
Kinh tế khủng hoảng nặng nề
Hôm thứ Ba vừa qua (23/12), tổ chức tín dụng quốc tế Standard and Poor đã quyết định xem xét các khoản nợ của Nga để chấm nợ xấu. Khi nền kinh tế ổn định, Liên bang Nga hoàn toàn có thể hoàn trả các khoản nợ của mình đúng hạn, tuy nhiên, hiện nay, nguy cơ trở thành nợ xấu của chúng rất cao.
Kinh tế Nga khủng hoảng nặng nề và V. Putin sẽ phải suy tính lại các kế hoạch |
Giá dầu xuống đáy đã khiến nền kinh tế nước này suy thoái không tưởng, nó kéo theo tỷ giá đồng Rúp rớt thê thảm và khiến cho nước Nga rơi vào một cuộc khủng hoảng sâu rộng.
Biểu đồ sự mất giá của đồng Rúp |
Sự mất giá của đồng rúp thực chất đã bắt đầu từ hồi tháng 5. Biểu đồ đi lên của tỷ giá rúp/USD cho thấy sự thật này. Mặc dù vậy, đường đi lên không quá dốc và thay đổi chậm cũng đã chỉ kéo dài đến khoảng tháng 10. Bước vào quý IV/2014, tỷ giá gần như đã đạt đỉnh (xấp xỉ 60 rúp đổi 1 USD).
Giá dầu giảm là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng Nga |
Không những vậy, theo những thông báo mới nhất vào ngày 25/12, lạm phát nước Nga đã lên đến mức 10,4% - cao nhất trong vòng 5 năm qua.
Đây là hệ quả của việc đồng Rúp mất giá đã khiến cho giá cả các sản phẩm tại Nga tăng vọt. Người dân nước này cũng vội vàng đi mua sắm các sản phẩm gia dụng để tránh giá trị bị đẩy lên quá cao. Chính phủ đã buộc phải đẩy mức dự đoán lạm phát trong thời gian tới lên mức 10,1%.
Tương lai nào cho Nga?
Nga đã thực hiện khá nhiều biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát và cứu lấy nền kinh tế. Một trong những việc làm đầu tiên của nước này là giữ tỷ giá cho đồng rúp.
Anton Siluanov, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nga đã tuyên bố "lãi suất cơ bản tăng lên đã mang lại kết quả tích cực trong việc ngăn chặn sự mất giá của đồng Rúp" và khẳng định đồng Rúp đang mạnh lên và khủng hoảng sắp kết thúc.
Bộ trưởng Bộ Tài Chính Nga,Anton Siluanov |
Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hơn lúc này với Nga là việc cứu giá dầu. Hiện tại, mức giá của OPEC đang ở mức khoảng 55 USD/ thùng. Tuy nhiên, có khả năng trong năm 2015, đà giảm giá của dầu sẽ còn tiếp diễn.
Rõ ràng là Chính phủ Nga cần có thêm những chính sách mới. Rõ ràng là họ đã bị bất ngờ vì giá dầu khi tất cả dự toán chi tiêu trong năm 2015 là dành cho mức hơn 100 USD/ thùng và việc chi tiêu kỷ lục cho Olympic Sochi hồi đầu năm.
Theo VTC News
Tin nên đọc
-
Ông Trần Phương Bình mất chức Tổng giám đốc DongA Bank
-
Aveo X6 - Hấp dẫn khách “ngoại quốc”.
-
Bảo hiểm xe máy “giá bèo” bán đầy đường
-
Tìm hiểu chi tiết về hoạt động gia công inox tấm
-
Hai người bị đất vùi lấp tử vong khi đào mương
-
Tổng thống Putin là nhân vật có ảnh hưởng nhất năm 2014
-
Dụ các tế bào ung thư 'ăn' độc dược
-
"Mẹ chồng tôi" thấm đẫm nước mắt và tình người.
-
Cấp bách gỡ vướng trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng
-
Quá ăn khách, Fortuner tăng giá khi khan hàng