Ấn Độ là một quốc gia mới nổi và đang ngày càng thể hiện được tầm vóc của mình trên trường quốc tế, tuy nhiên phía sau cánh cửa của quốc gia này vẫn còn nhiều điều bí mật ít người biết tới.
Ấn Độ có tổng chiều dài đường đi là 4,7 triệu km. Với con số này, Ấn Độ xếp thứ 2 thế giới về độ dài đường đi trong nước và gấp hơn 117 lần đường đi vòng quanh Trái Đất (chu vi Trái Đất là 40.075 km).
Ấn Độ là nơi ẩm ướt nhất thế giới với lượng mưa trung bình khoảng 12.192 mm/năm. Cherrapunji của Ấn Độ thường được xem là nơi ẩm ướt nhất trên thế giới với lượng mưa trung bình mỗi năm là khoảng 11.870 mm.
Tuy nhiên một thị trấn khác là Mawsynram còn đạt khoảng 11.776 mm, còn lượng mưa trung bình hàng nǎm tại Hà Nội là khoảng 1.800 mm.
Tuy nhiên một thị trấn khác là Mawsynram còn đạt khoảng 11.776 mm, còn lượng mưa trung bình hàng nǎm tại Hà Nội là khoảng 1.800 mm.
Năm 2012, cứ 3 phút lại có 1 người chết trên đường ở Ấn Độ. Tổng số người chết cả vì tai nạn giao thông cả năm là 138.258 người. Trong khoảng 100.000 ca tử vong tại Ấn Độ, ước tính cứ 100 người sẽ có trung bình 18,9 người tử vong do tai nạn giao thông và cao hơn so với trung bình toàn cầu là 18.
Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia trẻ nhất thế giới vào năm 2020 với độ tuổi trung bình là 29. Dân số ở nhóm 15-34 tuổi được dự kiến sẽ tăng từ 430 triệu trong năm 2011 lên 464 triệu vào năm 2021.
Người dân Ấn Độ đã uống một nửa lượng rượu whisky của cả thế giới với 1,2 tỷ lít trong năm 2012. Ấn Độ trở thành quốc gia tiêu thụ whisky lớn nhất thế giới nhưng tính theo thể tích rượu bình quân đầu người chỉ xếp thứ 9 do dân số đông.
Ấn Độ xuất khẩu tóc đạt hơn 415 triệu USD/năm. Người Hindu còn sẵn sàng tặng mái tóc của mình cho các đền thờ như một nghi lễ thiêng liêng, đặc biệt là những người không có đủ khả năng để đóng góp tiền hoặc đồ trang sức. Mỗi ngày có khoảng 40.000 người hành hương đã dâng tặng mái tóc của mình.
Thủ đô New Delhi, Ấn Độ là thành phố được xếp hạng có bầu không khí ô nhiễm nhất thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy rằng chỉ số PM 2.5 (chỉ số đo các chất ô nhiễm có đường kính từ 2,5 micromet trở xuống) tại New Delhi đã lên tới mức 152, trong khi dưới 20 mới được xem là mức an toàn cho phổi của con người.
Con số này cũng gấp gần ba lần so với chỉ số PM 2.5 của Bắc Kinh, Trung Quốc (trung bình hàng năm ở mức 59).
25% diện tích đất của Ấn Độ tức khoảng 81 triệu ha ( tương đương 810.000 km2) - tương đương với ba lần diện tích của vương quốc Anh đang dần bị sa mạc hóa.
Do lạm dụng khai thác tài nguyên và thay đổi về lượng mưa hàng năm nên đã dẫn đến sự suy thoái đất nghiêm trọng ở Ấn Độ. Từ đó đã làm dấy lên lo ngại về an ninh lương thực tại quốc gia này.
Do lạm dụng khai thác tài nguyên và thay đổi về lượng mưa hàng năm nên đã dẫn đến sự suy thoái đất nghiêm trọng ở Ấn Độ. Từ đó đã làm dấy lên lo ngại về an ninh lương thực tại quốc gia này.
Chi tiêu tiêu dùng ở Ấn Độ dự kiến sẽ tăng tới 3.600 tỷ USD vào năm 2020, tức gấp khoảng 3 lần so với hiện nay. Năm 2010, chi tiêu tiêu dùng của Ấn Độ đạt 991 tỷ USD.
Trong năm 2011, Ấn Độ có số lượng bò sữa lớn nhất thế giới khi có tới 44,9 triệu con, chiếm 17,2% lượng bò sữa của cả thế giới (260 triệu con).
Năm 2012, mỗi ngày ước tính có 371 vụ tự tử xảy ra tại Ấn Độ. Theo thống kê của Cục Lưu trữ hồ sơ Tội phạm Quốc gia đã có tổng cộng 135.445 vụ tự sát, trong đó tại Puducherry có tỷ lệ cao nhất khi trung bình cứ 100 người lại có 36,8 người thực hiện hành vi dại dột này. Những vụ tự sát của học sinh cũng đã trở thành một vấn đề lớn của Ấn Độ.
Ngành công nghiệp du lịch chữa bệnh của quốc gia này đang tập trung vào lĩnh vực chỉnh hình và tim mạch và hy vọng sẽ đạt 2 tỷ USD vào năm 2015. Ấn Độ đang trở thành điểm đến du lịch y tế tiết kiệm nhất thế giới với việc tiết giảm từ 60 - 90% về khoản thủ tục.
Harvard - trực thuộc Bệnh viện Wockhardt đã thực hiện hơn 20.000 ca mổ tim với tỷ lệ thành công đạt hơn 98% (vượt tiêu chuẩn tại cả Mỹ và EU).
Ấn Độ có hơn 275 tỷ tấn trữ lượng than đá, tương đương với trọng lượng của 1,37 tỷ con cá voi xanh (200 tấn/con).
Dự kiến trong vòng 20 năm tới, Ấn Độ sẽ vượt Mỹ để trở thành quốc gia tiêu thụ than lớn thứ hai trên thế giới. Điều này chủ yếu là bởi sự phát triển của ngành điện tại quốc gia này.
Dự kiến trong vòng 20 năm tới, Ấn Độ sẽ vượt Mỹ để trở thành quốc gia tiêu thụ than lớn thứ hai trên thế giới. Điều này chủ yếu là bởi sự phát triển của ngành điện tại quốc gia này.
Ấn Độ là quốc gia nguy hiểm thứ 4 thế giới nhất đối với nhà báo với 13 phóng viên bị thiệt mạng trong năm 2013, theo con số của Viện An toàn Tin tức quốc tế (INSI). Syria và Iraq, hai quốc gia đang đối phó với cuộc xung đột vũ trang đều có số tử vong cao nhất và tiếp đến là Philippines.
Tổng tài sản của 25 người giàu nhất Ấn Độ là 174,8 tỷ USD và gần bằng GDP của Ukraine là 176,2 USD (theo số liệu của IMF).
Mukesh Ambani là người đàn ông giàu nhất Ấn Độ với tài sản 24,2 tỷ USD và một ngôi nhà có chi phi xây dựng 1 tỷ USD. Con số này đã gần bằng với tổng giá trị sản phẩm quốc nội của Somali (1,3 tỷ USD) và khiến ngôi nhà trở thành đắt giá nhất thế giới.
Mukesh Ambani là người đàn ông giàu nhất Ấn Độ với tài sản 24,2 tỷ USD và một ngôi nhà có chi phi xây dựng 1 tỷ USD. Con số này đã gần bằng với tổng giá trị sản phẩm quốc nội của Somali (1,3 tỷ USD) và khiến ngôi nhà trở thành đắt giá nhất thế giới.
Nguồn VTC News
Tin nên đọc
-
Elon Musk có thể vĩnh viễn mất danh hiệu người giàu nhất thế giới
-
TP.HCM "giải cứu" việc cấp sổ đỏ các dự án nhà ở
-
`Mẹ chân ngắn` kể chuyện mổ đẻ không biết đau
-
Tuyển Việt Nam lên đường dự AFF Cup 2020: Hùng Dũng không được vào Singapore
-
Nijia, người bạn đường cho cuộc sống thi vị.
-
Thị trường vàng “nín thở” chờ tín hiệu từ Cục dự trữ liên bang Mỹ
-
Chất lượng của phấn đánh bóng
-
Hơn 1.000 cuộc thanh tra tham nhũng, 7 “sếp” liên lụy
-
Giá hàng hóa “leo thang” theo giá xăng dầu
-
Vì sao cần đổi mới chương trình, sách giáo khoa?