5 món 'kị mặt' với thịt lợn và 3 nhóm người cần lưu ý khi ăn

ngày 12/12/2022

Thịt lợn là loại thực phẩm phổ biến trong bữa ăn của nhiều gia đình Việt. Tuy nhiên, khi sử dụng loại thịt này để chế biến món ăn, bà nội trợ cần chú ý những điểm sau.

Những người nên hạn chế ăn thịt lợn

Người bị máu nhiễm mỡ không nên ăn quá nhiều thịt lợn, chỉ nên ăn từ 50-70 gram/bữa.

Người bị cao huyết áp, tim mạch: Thịt lợn chứa lượng đạm cao do đó người cao huyết áp, tim mạch nên hạn chế ăn. Việc tiêu thụ thực phẩm giàu đạm, giàu dinh dưỡng như thịt lợn có thể làm cholesterol trong máu tăng, gây ảnh hưởng đến hệ tim mạch... Do đó, người bị các bệnh này không nên ăn quá 50-70 gram thịt lợn/bữa.

Người bị sỏi thận: Thịt lợn giàu protein khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng hình thành các loại sỏi. Vì vậy, người bị bệnh sỏi thận không nên ăn thịt lợn.

Ảnh minh họa.

Gừng và thịt lợn

Nhiều người có thói quen dùng gừng khử mùi tanh của thịt sống. Tuy nhiên, gừng và thịt lớn lại tương khắc, khi ăn cùng nhau dễ gây các triệu chứng phong thấp, nổi nốt vô cùng khó chịu.

Thịt lợn và đậu tương

Ít ai biết rằng đậu tương là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng với 60 – 80% là phốt pho. Khi kết hợp với thịt lợn trong cùng một món ăn, hàm lượng phốt pho trong đậu tương có khả năng làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn, đặc biệt là thịt nạc.

Chim cút, chim bồ câu

Không nên ăn thịt lợn với thịt chim (chim cút, chim bồ câu) bởi khi kết hợp với chim cút sẽ hình thành các hắc tố gây đen da mặt. Còn thịt lợn dùng chung với thịt chim bồ câu dễ gây ra tình trạng khí huyết khó lưu thông, có hại cho sức khỏe.

Rau mùi kỵ thịt lợn

Rau mùi tính ôn, hao khí còn thịt lợn tính hàn, ích khí. Khi ăn cùng nhau sẽ trở nên “bất hợp tác”, thậm chí có hại cho sức khỏe con người.

Thịt lợn với lá mơ

Trong thịt có nhiều protein dùng với lá mơ dễ gây kết tủa lượng đạm khiến người ăn không thể hấp thu được. Không nên kết hợp để tránh tình trạng khó tiêu hóa, ngộ độc hoặc nhiễm độc lâu dài cho cơ thể.

Nguồn: doanhnghiepvn.vn