Tin Chu Vĩnh Khang bị điều tra lập tức khiến mạng xã hội Trung Quốc sôi sục với những lời bàn tán công khai.
Trong suốt hơn một năm nay, cộng đồng mạng Trung Quốc luôn sôi sục với những lời đồn đoán, ám chỉ về số phận của cựu trùm an ninh Chu Vĩnh Khang, trong khi những bài viết rò rỉ thông tin rằng ông này đã chính thức bị điều tra lại bị cơ quan kiểm duyệt xóa ngay lập tức.
Thế nên, hôm qua (29/7), khi Bắc Kinh thông báo rằng họ đã mở một cuộc điều tra chính thức đối với vị quan chức cấp cao nhất từ trước tới nay trong chiến dịch chống tham nhũng quy mô lớn của chính phủ, cộng đồng mạng Trung Quốc lập tức bùng nổ.
Chu Vĩnh Khang, cựu trùm an ninh Trung Quốc chính thức bị điều tra
Trên mạng xã hội Weibo, từ khóa “Chu Vĩnh Khang bị điều tra” ngay lập tức leo lên top đầu nội dung được quan tâm với 4,3 triệu lượt xem chỉ trong vòng 2 giờ sau khi thông tin được đăng tải. Bài viết của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc về cuộc điều tra này đã được dẫn lại hơn 14.000 lần chỉ sau một giờ xuất hiện.
Từ lâu, cư dân mạng Trung Quốc đã có những phương thức rất khôn khéo để lách các quy định về kiểm duyệt, và lần này họ lợi dụng Ngày Loài hổ Quốc tế (29/7) để bàn tàn về vụ việc Chu Vĩnh Khang bị điều tra.
Theo đó, từ “hổ” đại diện cho ông Chu, và nó cũng lấy cảm hứng từ lời thề “đả hổ, bắt ruồi” của Chủ tịch Tập Cận Bình khi bắt đầu cuộc chiến chống tham nhũng. Một cư dân mạng viết: “Hành động đánh hổ hôm nay của triều đình quả là vô cùng ý nghĩa!”
Có vẻ như các quan chức Trung Quốc cũng đang tìm cách định hướng dư luận trong vụ điều tra Chu Vĩnh Khang này bằng cách cố tình nới lỏng hệ thống kiểm soát trên mạng. Những thuật ngữ bị coi là “cấm kị” trên Internet trong hơn một năm qua đã được “thả cửa” sau khi Tân Hoa Xã đăng thông báo về cuộc điều tra đối với Chu Vĩnh Khang.
Từ khóa "Chu Vĩnh Khang" trên mạng Weibo không còn bị kiểm duyệt như hồi tháng Tư
Cảm nhận được điều này, cư dân mạng Trung Quốc sôi nổi bàn tán công khai về số phận của Chu Vĩnh Khang, người từng đứng đầu ngành dầu khí và ngành an ninh đầy quyền lực của Trung Quốc. Thậm chí bài viết “Chu Vĩnh Khang bị điều tra” trên mạng Weibo còn đăng hẳn cả ảnh của ông này.
Mặc dù những cuộc thảo luận về chủ đề nhạy cảm này đang bùng nổ khắp cộng đồng mạng xã hội Trung Quốc, song nhà chức trách nước này luôn có những biện pháp rất tinh vi để có thể lần theo và kiềm chế những người bị coi là quá kích động về sự “thông thoáng” này.
Bởi vậy, nhiều blogger vẫn cố kiềm chế không đụng chạm trực tiếp đến tên ông Chu trong các bài viết của mình, thay vào đó họ gọi ông bằng cái tên “Thầy Kang”, một nhãn hiệu mỳ tôm rất nổi tiếng ở Trung Quốc. Một người viết: “Sau thời gian dài chờ đợi quá lâu, rốt cuộc Thầy Kang cũng chỉ là mấy gói mỳ tôm.”
Còn trên các trang điện tử ở Trung Quốc, chủ đề về Chu Vĩnh Khang dường như không được bàn bạc sôi nổi như trên mạng xã hội. Theo kết quả kiểm tra của trang China Real Time, từ khóa “Zhou Yongkang” (tên tiếng Anh của Chu Vĩnh Khang) hay từ viết tắt “ZYK” có vẻ như vẫn bị kiểm duyệt vào tối hôm qua.
{fcomment}
-
Dự đoán giá vàng tuần này vẫn và tiếp tục "lên đỉnh"
-
Pagani Huayra Roadster trong lớp vỏ carbon màu độc
-
Bán kết AFC Hà Nội vs Altyn Asyr: Hàng Đẫy có mở hội?
-
Clip chuyện tình cảm động của chàng trai trẻ và cô gái câm
-
Thương hiệu xa xỉ loay hoay vì không hiểu gì về Gen Z
-
Choáng với giống lúa 10 tỷ, ngô triệu đô
-
Tổng thống Putin giải thích tại sao xem Liên Xô tan rã là thảm họa lớn nhất thế kỷ XX
-
Chiêu trò `hai ngón` kinh ngạc tại hội chợ ở Bình Dương
-
Trung Quốc: Bé 3 tuổi chăm mẹ bị tai nạn
-
Lương Mạnh Hải cõng Bảo Anh dưới mưa