Ngày 12/12, hãng tin AFP công bố danh sách bầu chọn các nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất trong năm 2014, đứng đầu là Tổng thống Nga Vladimir Putin.
AFP đánh giá với việc Nga sáp nhập bán đảo Crưm và khủng hoảng Ukraine, quan hệ Nga và phương Tây đang rơi vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ sự kiện bức tường Berlin sụp đổ.
Ở tuổi 62, tổng thống Vladimir Putin là nhân vật trung tâm trong cuộc biến động chính trị nổi bật nhất của năm 2014.
Điều bất ngờ là đứng thứ hai trong danh sách là thủ lĩnh tối cao tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) Abu Bakr al-Baghdadi, 43 tuổi.
IS đã thành lập một vương quốc trên vùng lãnh thổ rộng lớn ở Iraq và Syria và al-Baghdadi thống trị bằng bàn tay sắt. Một liên minh do Mỹ dẫn đầu đã được thành lập để chống lại IS.
Xếp thứ ba là các nữ sinh Nigeria bị nhóm khủng bố Boko Haram bắt cóc. Giữa tháng 4, Boko Haram bắt cóc 276 nữ sinh ở thị trấn Chibok, khiến cả thế giới chấn động. Trên các trang mạng xã hội, người dân thế giới tổ chức chiến dịch “Bringbackourgirls” (Giành lại các cô gái của chúng ta).
Các nữ sinh trở thành biểu tượng của sự áp bức và tàn bạo mà Boko Haram thực hiện. Đến nay 219 cô gái vẫn nằm trong tay Boko Haram và không có dấu hiệu nào cho thấy họ sẽ được trả tự do.
Thứ tư là Giáo hoàng Francis, người lên nắm quyền năm 2013 và lập tức chứng tỏ phong thái lãnh đạo mới. Ông đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ bảo vệ người nghèo và được đánh giá là có quyết tâm phá bỏ một số truyền thống Thiên Chúa giáo cổ hủ.
Tiếp theo là nữ sinh Pakistan Malala Yousafzai, biểu tượng của nữ quyền toàn cầu sau khi bị Taliban ám sát suýt thiệt mạng hồi tháng 10-2012. Ở tuổi 17, Malala trở thành người trẻ nhất đoạt giải Nobel hòa bình.
Một người trẻ khác đứng thứ sáu là Joshua Wong (Hoàng Chi Phong), 18 tuổi, gương mặt đại diện của cuộc biểu tình đòi bầu cử tự do ở Hong Kong. Cuộc “cách mạng dù” tại Hong Kong đã làm chấn động cả châu Á và thế giới.
Ở tuổi 62, tổng thống Vladimir Putin là nhân vật trung tâm trong cuộc biến động chính trị nổi bật nhất của năm 2014.
![]() |
Tổng thống Nga Vladimir Putin |
IS đã thành lập một vương quốc trên vùng lãnh thổ rộng lớn ở Iraq và Syria và al-Baghdadi thống trị bằng bàn tay sắt. Một liên minh do Mỹ dẫn đầu đã được thành lập để chống lại IS.
Xếp thứ ba là các nữ sinh Nigeria bị nhóm khủng bố Boko Haram bắt cóc. Giữa tháng 4, Boko Haram bắt cóc 276 nữ sinh ở thị trấn Chibok, khiến cả thế giới chấn động. Trên các trang mạng xã hội, người dân thế giới tổ chức chiến dịch “Bringbackourgirls” (Giành lại các cô gái của chúng ta).
![]() |
Thủ lĩnh tối cao IS Abu Bakr al-Baghdadi |
Thứ tư là Giáo hoàng Francis, người lên nắm quyền năm 2013 và lập tức chứng tỏ phong thái lãnh đạo mới. Ông đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ bảo vệ người nghèo và được đánh giá là có quyết tâm phá bỏ một số truyền thống Thiên Chúa giáo cổ hủ.
Tiếp theo là nữ sinh Pakistan Malala Yousafzai, biểu tượng của nữ quyền toàn cầu sau khi bị Taliban ám sát suýt thiệt mạng hồi tháng 10-2012. Ở tuổi 17, Malala trở thành người trẻ nhất đoạt giải Nobel hòa bình.
Một người trẻ khác đứng thứ sáu là Joshua Wong (Hoàng Chi Phong), 18 tuổi, gương mặt đại diện của cuộc biểu tình đòi bầu cử tự do ở Hong Kong. Cuộc “cách mạng dù” tại Hong Kong đã làm chấn động cả châu Á và thế giới.
Theo VTC News
{fcomment}
Tin nên đọc
-
Kinh tế Đức dần phục hồi, sẽ sớm đạt quy mô trước khủng hoảng
-
Giấy nhám xếp mang lại nhiều ứng dụng trong gia công kim loại
-
11 chiếc ấn rồng vàng tinh xảo của triều Nguyễn
-
Thủ tướng Nhật Bản và chuyến thăm tới đất nước 'đặc biệt' Việt Nam
-
Trung Quốc bắt nghi phạm gây vụ nổ liên hoàn
-
Cần định đúng giá đất để Nhà nước không mất tiền
-
Toàn cảnh NHA vòng 38: Không chỉ là những cuộc chia ly
-
Nguy cơ ung thư dạ dày vì thói quen ăn dưa, cà muối sai lầm
-
Tình trạng bất mãn trong ngành xuất bản nước Anh
-
Bắt bộ đôi “người nhện” tay không đột nhập chung cư ở độ cao 50m