Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính đánh giá lại việc áp dụng thuế nhập khẩu bình quân trong phương thức tính giá.
Ngày 28-5, Văn phòng Chính phủ đã có thông báo truyền đạt nội dung chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại cuộc họp ban chỉ đạo điều hành giá mới đây.
Theo đó, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính đánh giá lại việc áp dụng thuế nhập khẩu bình quân trong phương thức tính giá, đưa ra các phương án điều chỉnh để sớm trình Chính phủ cho ý kiến; xây dựng lộ trình điều chỉnh giá xăng dầu với các bước giá cụ thể và đánh giá tác động tới chỉ số giá tiêu dùng - CPI.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm việc với ban chỉ đạo điều hành giá.
Bộ Công Thương chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu kiểm soát các chi phí hao hụt trên nền tảng áp dụng công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật; thực hiện tốt truyền thông trong điều hành giá xăng, dầu.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương nhanh chóng sửa đổi, bổ sung Quyết định số 9 của Thủ tướng ngày 19-11-2013 quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân; sửa đổi, bổ sung Quyết định số 88 của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ cấu biểu giá bán lẻ điện.
Trong văn bản này, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam báo cáo Thủ tướng Chính phủ thực trạng giá thành, giá bán, tình hình lỗ lãi, những khoản còn treo, gác (nếu có) và điều hành giá điện năm 2016 theo lộ trình thị trường và xây dựng kịch bản giá điện cho cả năm 2017.
Ngoài ra, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế kiểm soát chặt chẽ giá thuốc. Theo số liệu thống kê, giá thuốc và dịch vụ y tế quý I tăng 16,03% so với cùng kỳ 2015, trong đó giá thuốc tăng 20,84% so với năm 2015 và tăng 28,26% so với năm 2014. Do đó, Bộ Tài chính phải phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế để trình Chính phủ phương án đấu thầu thuốc tập trung hoặc có thể đấu thầu riêng thuốc dành cho BHYT để giảm giá thuốc; Bộ Y tế chia nhỏ thành các bước điều chỉnh giá dịch vụ y tế.
Về phí BOT, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ GTVT tổng kết, đánh giá lại 5 năm thực hiện xã hội hóa đầu tư hạ tầng giao thông.
Với điều kiện và nhu cầu của Việt Nam thì đầu tư hạ tầng giao thông theo hình thức BOT và PPP là con đường không thể không làm nhưng phải minh bạch, tính đủ, đúng, chặt chẽ tổng mức đầu tư, thực hiện kiểm toán, quyết toán chặt chẽ các dự án BOT để xác định mức phí và thời hạn thu phí. Trước mắt, Chính phủ đồng ý với Bộ GTVT chưa tăng giá phí BOT, thực hiện giãn tăng giá, tránh gây sức ép tới giá cả.
Nguồn 24h
-
Giá vàng trong nước lại lặng sóng
-
Lộ bảng lương `ngất ngưởng` của nhân viên Google
-
HLV Chung Hae-seong chỉ ra điểm yếu của Công Phượng: 'Không muốn dự bị, đi bóng mệt mới chuyền'
-
Đường Thái "giết chết" đường Việt
-
1.5 triệu người Trung Quốc sơ tán vì siêu bão Soudelor
-
Hé lộ ý tưởng tàu sân bay lơ lửng trong không trung
-
Phần mềm văn phòng điện tử giúp doanh nghiệp quản lý công việc hiệu quả
-
Đây là cách troll cô gái kiếm tiền giỏi nhất thế giới
-
5 ưu điểm vượt trội của nhà kết cấu thép 2 tầng
-
Các hãng điện gia dụng Trung Quốc dồn dập muốn đổ bộ thị trường Việt