Nhu cầu giao hàng tạp hóa của Mỹ đang có xu hướng giảm xuống khi giá thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác tăng lên
Bà Karen Raschke, một luật sư đã nghỉ hưu ở New York bắt đầu sử dụng dịch vụ giao hàng từ trước khi đại dịch xảy ra. Chi phí chi trả cho mỗi lần vận chuyển khoảng 30 USD nhưng lại rất thuận tiện vì bà không phải đi lại đến tận cửa hàng để mua hàng hóa thiết yếu.
Ảnh minh họa. Nguồn: AP
Tuy nhiên, từ đầu năm nay, bà Raschke cho biết tiền thuê nhà của bà đã tăng thêm 617 USD/tháng. Dịch vụ giao hàng là một trong những điều đầu tiên bà bắt buộc phải cắt giảm trong ngân sách chi tiêu sinh hoạt của gia đình. Giờ đây, bà phải đi bộ 4 dãy nhà đến cửa hàng tạp hóa vài lần trong một tuần để mua thực phẩm. Thỉnh thoảng, chẳng hạn như đợt nắng nóng gần đây, bà mới sử dụng dịch vụ giao hàng vì lo ngại sức khỏe khi đi lại.
Bà Raschke không phải là trường hợp ngoại lệ. Nhu cầu giao hàng tạp hóa của Mỹ đang có xu hướng giảm xuống khi giá thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác tăng lên. Một số gia đình thậm chí phải chuyển sang xe bán tải, một giải pháp thay thế ít tốn kém hơn khi người mua hàng chỉ phải dừng lại ở lề đường hoặc đi vào các cửa hàng tạp hóa để mua hàng số lượng lớn trong một lần. Một số người khác lại nói rằng họ cảm thấy thoải mái khi có thể tự mua sắm.
Theo Brick Meets, một công ty nghiên cứu thị trường, dịch vụ giao hàng tạp hóa đã tăng trưởng mạnh trong năm đầu tiên của đại dịch. Vào tháng 8/2019, thời điểm trước khi đại dịch diễn ra, người dân Mỹ đã chi khoảng 500 triệu USD cho dịch vụ giao hàng tạp hóa.
Các công ty đã nhanh chóng bắt nhịp đáp ứng nhu cầu lớn. Cả DoorDash và Uber Eats đã bắt đầu cung cấp dịch vụ giao hàng tạp hóa. Kroger, chuỗi tạp hóa lớn nhất nước Mỹ đã mở các kho tự động để đáp ứng yêu cầu giao hàng. Amazon đã mở một số cửa hàng tạp hóa Amazon Fresh cung cấp dịch vụ giao hàng miễn phí cho các thành viên chính thức hạng Prime (những người sử dụng dịch vụ đặt hàng hóa với số lượng lớn). Các công ty giao hàng tạp hóa siêu nhanh như Jokr và Buyk cũng đã mở rộng thêm sang nhiều thành phố khác tại Mỹ.
Tuy nhiên, khi đại dịch Covid-19 hạ nhiệt, nhu cầu giao hàng tận nơi đã giảm đi. Vào tháng 6/2022, số tiền người Mỹ chi cho dịch vụ giao hàng tạp hóa giảm 26% so với năm 2020. Tín hiệu này đang gây xáo trộn trong ngành. Buyk đã nộp đơn phá sản vào tháng Ba; Jokr đã rút khỏi Mỹ vào tháng Sáu. Instacar, công ty hàng đầu thị trường Mỹ trong lĩnh vực giao hàng tạp hóa cũng đã giảm mức định giá xuống 40%, còn khoảng 24 tỷ USD trong tháng Ba. Và Kroger nói rằng doanh số bán hàng trực tuyến của họ, bao gồm cả nhận hàng và giao hàng đã giảm 6% trong quý đầu tiên của năm nay.
Một số ý kiến cho biết nhu cầu giao hàng sẽ còn giảm hơn nữa. Chase Design, một công ty tư vấn cho biết cuộc khảo sát của họ cho thấy số lượng người mua sắm ở Mỹ thường sử dụng dịch vụ giao hàng tạp hóa "mọi lúc mọi nơi" đã giảm 1/2 kể từ năm 2021.
Lý do nhu cầu giao hàng giảm
Theo hãng AP, chi phí là lý do duy nhất. Ông Peter Cloutier, trưởng nhóm chiến lược thương mại và tăng trưởng tại Chase Design cho biết rất khó để giao hàng tạp hóa đến cửa nhà khách hàng với giá chỉ ít hơn 10 USD bao gồm cả chi phí lao động và vận chuyển. Thông thường chi phí phải cao hơn. Chẳng hạn như đơn hàng gồm sữa, trứng và thịt bò xay sẽ ở mức 35,12 USD. Phí giao hàng khoảng 9,99 USD chưa bao gồm tiền boa.
Cả DoorDash và Target đều thay đổi chiến thuật, cung cấp dịch vụ giao hàng miễn phí thông qua các gói đăng ký nhưng những gói này có tính phí hàng tháng hoặc hàng năm. Dù vậy vẫn rất khó đảm bảo mức phí chung khi giá thực phẩm tăng chóng mặt. Trong tháng Sáu, giá thực phẩm ở các cửa hàng tạp hóa của Mỹ đã tăng 12,2%, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 4/1979, dữ liệu của chính phủ cho biết.
Cynthia Carrasco White, một luật sư của tổ chức phi lợi nhuận ở Los Angeles đã quen với việc giao hàng tạp hóa trong thời kỳ đại dịch. Bà vẫn thích dịch vụ này bởi vì có thể tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, vào mùa hè năm nay, khi giá xăng lên tới 7 USD và một hộp dâu tây gần 9 USD thì bà đã phải suy nghĩ nghiêm túc lại về việc cắt giảm chi phí sinh hoạt. Bà White hiện tại phải cân nhắc về việc chuyển đổi giữa Instacart, Uber Eats, Walmart và những dịch vụ giao hàng khác để sử dụng các ưu đãi cũng như các phiếu giảm giá tốt.
Trong khi đó, các nhà bán lẻ tiếp tục đáp ứng nhu cầu khách hàng bằng cách thay đổi giá giao hàng theo thời gian trong ngày. Chẳng hạn như Walmart đề nghị giao đơn hàng 35 USD trong vòng 2 giờ với giá 17,95 USD và sẽ giảm xuống còn 7,94 USD nếu đơn đặt hàng có thể giao trong khoảng 3 giờ hoặc 4 giờ chiều.
Nhưng chi phí không phải là lý do duy nhất khiến người tiêu dùng lựa chọn dừng dịch vụ giao hàng. Bà Cloutier nói rằng nhiều khách hàng cảnh giác với chất lượng của các mặt hàng do nhân viên lựa chọn và giao theo đơn đặt hàng.
"Đó là về sự tin cậy giữa những gì người mua muốn nhận được và những gì nhà bán lẻ có thể đáp ứng đúng nhu cầu", bà Cloutier nói.
Các công ty giao hàng đang cố gắng cải thiện điều đó. Vào tháng trước, Uber Eats đã công bố nâng cấp dịch vụ cung cấp hàng tạp hóa trực tuyến, bao gồm chức năng cho phép người tiêu dùng nhìn thấy sản phẩm khi nhân viên quét chúng. Nhưng ngay cả điều đó có thể cũng chưa đủ. Diane Kovacs, một giảng viên đại học ở Brunswick, Ohio vẫn liên tục sử dụng xe bán tải đi mua hàng ở các cửa hàng tạp hóa trong gần một thập kỷ qua.
Nguồn: toquoc.vn
-
Cuộc sống sang chảnh của con nhà giàu Iran
-
Neymar lập cú đúp, Brazil đè bẹp Thổ Nhĩ Kỳ
-
Tập đoàn kiến trúc danh giá của Mỹ: Việt Nam có tòa tháp xanh đẹp nhất thế giới
-
Kiến nghị cấp phép các khu công nghiệp dệt may quy mô lớn
-
Mercedes-Benz “khai tử” tên gọi AMG Sport
-
Treo biển cấm, thiếu nữ vẫn nô nức chụp ảnh phố Trung thu
-
'Nam diễn viên được trả lương cao nhất mọi thời đại' rơi vào cảnh nợ nần do thói quen mua sắm kỳ quặc
-
Ảnh đẹp dự thi- ghi danh nhận giải cùng Eurostar
-
Thương tâm bé trai 3 tuổi bị chú tâm thần cắt đứt dương vật
-
Nghịch lý: Xuất khẩu VN mang lợi cho người ngoài