Nghệ thuật đúc và tạc tượng phật tại thị trấn Lâm, Ý Yên, Nam Định

ngày 14/04/2018

Đúc tượng phật đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của làng nghề đúc đồng truyền thống Vạn Điểm. Nơi đây được biết đến như một cái nôi lớn của nghề đúc đồng ở nước ta với những sản phẩmđộc đáo và tinh tế như: tượng Phật tổ Như Lai nặng 35 tấn ở núi Non Nước (huyện Sóc Sơn, Hà Nội); là 3 pho tượng Tam Thế Phật nặng 50 tấn ở chùa Bái Đính (Ninh Bình)...

900 năm gắn bó với nghề đúc đồng thủ công

Nằm ở trung tâm huyện Ý Yên, cách thành phố Nam Định khoảng 20 Km, Vạn Điểm được biết đến như một cái nôi lớn của nghề đúc đồng ở nước ta. Nhắc tới Vạn Điểm là nhắc tới lịch sử đúc đồng đã có lịch sử từ gần 900 năm nay.

Theo các cụ cao niên ở làng kể lại, ông tổ nghề đúc đồng mà người dân Vạn Điểm thờ cúng tại đình làng hàng trăm năm nay chính là Khổng Minh Không, người đã dạy cho dân làng nghề đúc đồng từ thủa sơ khai.

Ban đầu, người dân Vạn Điểm chỉ đúc những sản phẩm đồng phục vụ cho chính cuộc sống sinh hoạt hàng ngày như đỉnh đồng, lư hương, các loại sanh, nồi hay mâm đồng loại nhỏ. Trải qua thời gian, cùng với kinh nghiệm từ cha ông để lại, những nghệ nhân tài hoa, khéo léo của làng đã không ngừng học hỏi, tìm tòi và chế tác ra những bức tượng đồng cỡ lớn nặng hàng chục tấn nức tiếng cả nước.

Đó là những bức tượng Phật tổ Như Lai nặng 35 tấn ở núi Non Nước (huyện Sóc Sơn, Hà Nội); là 3 pho tượng Tam Thế Phật nặng 50 tấn ở chùa Bái Đính (Ninh Bình) mà ngày nay du khách trong, ngoài nước vấn thấy…

Quy trình đúc tượng phật bằng đồng tại Vạn Điểm

Có lẽ, phải trực tiếp chứng kiến, trực tiếp trải nghiệm bạn mới thấu hiểu nỗi vất vả, khó khăn của những người thợ đúc đồng nơi đây.

Một nghệ nhân của làng cho biết: “Để tạo ra một pho tượng phật hoàn chỉnh, cần phải trải qua nhiều công đoạn đúc đồng khác nhau. Mỗi công đoạn là sự phối hợp ăn ý, khéo léo của từng người thợ lành nghề. Tuy nhiên chỉ khéo léo thôi không đủ, ngược lại cần truyền được “cái thần” vào mỗi pho tượng. Muốn làm được điều đó, người thợ phải tập trung cao độ, toàn tâm toàn ý cho đứa con tinh thần của mình.”

Anh cũng chia sẻ thêm, mỗi một pho tượng bạn thấy ở chùa, ở đình hay ở thôn miếu đều trải qua một quy trình đúc tượng phật bằng đồng gồm 5 bước. Bước thứ nhất là tạo mẫu, bước thứ hai là tạo khuôn, bước thứ ba là nấu chảy nguyên liệu, bước thứ tư là rót khuôn và bước cuối cùng là hoàn thiện sản phẩm.

Trong quá trình tạo mẫu, người nghệ nhân sẽ sử dụng đất sét hoặc thạch cao dẻo để đắp mẫu tượng. Đây là công đoạn đầu tiên, cũng là công đoạn đòi hỏi sự chính xác rất cao về tỉ lệ kích thước tượng.

Sau khi tạo mẫu xong, người thợ sử dụng đất phù sa trộn với đất sét, sáp, khuôn kim loại hoặc bông vụn đắp ngoài vật mẫu để tạo ra khuôn đúc phù hợp với mỗi loại tượng Phật.

Tiếp đến là sử dụng nguyên liệu đồng đỏ đã được đung chảy thành dạng lỏng để rót vào khuôn. Đây là khâu khó nhất trong quá trình đúc tượng, nó đòi hỏi người nghệ nhân phải có kinh nghiệm, có con mắt phán đoán để đồng chảy đều trong khuôn.

Sau tất cả các công đoạn trên, khi khuôn đã nguội, người thợ dỡ khuôn để lấy sản phẩm ra mài giũa, tách đục theo mẫu. Yêu cầu đặt ra đối với sản phẩm: sản phẩm mượt mà, không lẫn đồng sóng, đồng cháy. Sản phẩm đồng màu mới đạt yêu cầu. Nhất là đối với tượng phật bằng đồng là sản phẩm phải có thần thái mới thể hiện được sự cao quý, linh thiêng.

Từ những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ trở thành khu công nghiệp đúc đồng nổi tiếng cả nước

Tiếp bước cha ông để phát triển nghề đúc đồng truyền thống, ngày nay cái tên Vạn Điểm được thay bằng tên gọi khu A nghĩa là khu đứng đầu của thị trấn. Nơi đây được quy hoạch đất làm khu công nghiệp để phát triển làng nghề có diện tích vài trăm héc ta.

Nếu xưa kia mô hình chung của làng nghề đúc đồng Vạn Điểm là hộ gia đình thì giờ đây đã xuất hiện nhiều công ty lớn, doanh nghiệp, tiêu biểu như xưởng đúc đồng Tâm Phát.

Với hơn 200 nhân công là những người thợ lành nghề, Tâm Phát luôn đáp ứng đủ và đúng tất cả các yêu cầu của khách hàng. Các sản phẩm đồng Tâm Phát hiện đã có mặt ở hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước và trở thành thương hiệu được nhiều người biết đến.

Thông tin chi tiết liên hệ:

Đồng mỹ nghệ Tâm Phát – Tinh hoa văn hóa Việt

Hotline tư vấn: 0965.227.999 – 024.39.460.999

Website: dodongtamphat.com

Showroom 1: 1125 Giải Phóng, Hoàng Mai, Hà Nội

Showroom 2: L1B9 Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội

Xưởng đúc đồng, mạ vàng, dát vàng: TT Lâm, Ý Yên, Nam Định