Nga phá hủy sân bay của NATO như hành động răn đe phủ đầu là biện pháp có thể được Moskva thực hiện nhằm ngăn chặn viện trợ quân sự cho Ukraine.
Nga phá hủy sân bay của NATO là bước đi được một số chuyên gia quân sự cảnh báo, tuy nhiên liệu Moskva có thực sự dám tấn công một quốc gia thuộc Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương?
"Lực lượng Không quân Ukraine hiện nay không còn tồn tại, họ không còn căn cứ, nhiên liệu, đạn dược, nhân viên kỹ thuật để bảo trì. Do đó, thật khó hiểu khi khối NATO sẽ chuyển giao các máy bay chiến đấu còn sót lại ở một số nước thành viên như một di sản từ Tổ chức Hiệp ước Warsaw".
Ý kiến trên đã được phát biểu trong chương trình Soloviev Live bởi một nhà khoa học chính trị người Israel, cựu lãnh đạo của cơ quan đặc nhiệm Nativ - ông Jacob Kedmi.
"Nó giống như một buổi biểu diễn. Máy bay sẽ được trao cho ai? Lực lượng không quân Ukraine đã không còn căn cứ", ông Kedmi bình luận về 70 máy bay chiến đấu mà Liên minh hứa sẽ trao cho Kiev và đặt tại các quốc gia Đông Âu.
Chuyên gia Kedmi nhấn mạnh rằng nếu các máy bay nói trên bắt đầu được sử dụng trên lãnh thổ Ukraine và xuất kích từ các sân bay nước ngoài (Ba Lan hoặc những quốc gia láng giềng khác), thì Lực lượng Phòng không và Không quân Nga sẽ bắt đầu tiêu diệt chúng.
Hơn nữa trong trường hợp này, Nga không chỉ có thể, mà còn có nghĩa vụ phải đưa ra quyết định tấn công vào những căn cứ bên ngoài Ukraine, bởi vì chúng gây ra mối đe dọa lớn cho binh sĩ Nga.
Theo chuyên gia Kedmi: "Nga phải khẩn trương tiêu diệt những máy bay này ngay cả trước khi tiến vào không phận Ukraine, nơi 'chiến dịch quân sự đặc biệt' nhằm phi hạt nhân hóa Ukraine đang được thực hiện".
"Không thể có sân bay Ba Lan, bởi vì nếu các chiến đấu cơ Ukraine cất cánh và thực hiện nhiệm vụ chiến đấu từ những căn cứ này thì chúng phải lập tức bị phá hủy trong thời gian sớm nhất".
"Máy bay của Bulgaria hay Ba Lan khi bàn giao cho Ukraine vẫn là chiến đấu cơ của NATO. Nếu các phương tiện trên tham gia trận chiến từ lãnh thổ của một nước khác thì đồng nghĩa với lời tuyên chiến", ông Kedmi cảnh báo.
Tuy nhiên chuyên gia Kedmi tin rằng mọi chuyện sẽ không đến mức này, bởi vì quân đội trong Liên minh đã nhận thức rõ về hậu quả. Vì vậy họ sẽ tự giới hạn trong ranh giới bằng lời nói của các chính trị gia và sẽ không thực hiện các hành động liều lĩnh và nguy hiểm.
Mặc dù vậy, hiện nay đã có những bước đi đầu tiên cho thấy NATO kiên quyết cung cấp chiến đấu cơ cho Ukraine, khi Ba Lan sẽ giao tiêm kích MiG-29 của mình tới căn cứ không quân của Mỹ trên đất Đức, rồi từ đó các phi công Ukraine mới tiếp nhận.
Bằng bước đi trên, Ba Lan đã "đá quả bóng tránh nhiệm sang cho Mỹ", họ tin rằng bằng cách này mình sẽ không phải hứng chịu cơn thịnh nộ của Nga, đồng thời chắc chắn Moskva không dám thực hiện đòn tấn công phủ đầu nhằm vào Mỹ.
Trong tương lai, khả năng cao một số quốc gia còn lại của Liên minh như Bulgaria hay Slovakia cũng sẽ tiếp bước Ba Lan, nhất là khi Mỹ đưa ra lời đề nghị trao đổi bằng F-16 thế hệ mới, đây là đề xuất quá hấp dẫn mà họ khó lòng chối từ.
Tuy nhiên như một động thái đề phòng, Mỹ đã triển khai 2 khẩu đội tên lửa đánh chặn Patriot tới Ba Lan, chúng do quân nhân Mỹ trực tiếp vận hành, cho thấy Washington không xem nhẹ nguy cơ từ Nga.
Nguồn: https://anninhthudo.vn/nga-pha-huy-san-bay-cua-nato-neu-chung-duoc-hang-khong-ukraine-su-dung-post497904.antd
-
Thi tổ hợp: Làm sao xét tuyển theo khối?
-
Co gái trẻ kiếm bộn tiền nhờ giống Britney
-
NHNN tiếp tục "tung" vàng đấu thầu
-
BMW M5 CS được ra mắt, giá 142.000 USD
-
Phụ huynh đến trường đánh học sinh ngất xỉu
-
Người hâm mộ 'phát cuồng' vì Quang Hải như chưa hề có scandal
-
Những tỷ phú công nghệ không cần bằng Đại học
-
Tỷ giá trung tâm hôm nay 20/10 tiếp tục giảm
-
Cô gái bỏ lương 50 triệu/ tháng, về quê trồng rau sạch
-
Bữa sáng ngon miệng với bánh cuốn áp chảo