Ngày mai 8/8, Hội đồng điểm sàn của Bộ GD-ĐT họp bàn để định ra mức điểm sàn năm 2013. Theo lãnh đạo Bộ, hiện có 2 cách để tính điểm sàn.
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, điểm bình quân các khối thi năm nay tăng cao hơn so với năm trước rất nhiều.
Cụ thể: khối A đạt 13,29 điểm, khối A1: 12,85 điểm, khối B: 14,43 điểm, khối C: 13,61 điểm và khối D: 13,41 điểm. Năm trước, điểm bình quân của khối A: 10,5 điểm, khối A1: 11,3 điểm, khối B: 11,5 điểm, khối C: 12,1 điểm và khối D: 12,6 điểm.
Được biết, năm nay hầu hết các trường ĐH tốp giữa và tốp trên đều dự kiến điểm chuẩn tăng ít nhất từ 1 - 4 điểm. Còn các trường năm trước lấy điểm chuẩn bằng điểm sàn của Bộ thì hầu hết mức điểm tương đương với năm trước. Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, phổ điểm thi của thí sinh năm nay rải đều từ điểm thấp đến điểm cao, tạo thuận lợi cho các trường xác định điểm chuẩn vào các ngành phù hợp.
Về cách tính điểm sàn, theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, năm nay, Bộ giao cho các trường tự xác định chỉ tiêu trên cơ sở các điều kiện đảm bảo chất lượng. Do đó, hiện có nhiều ý kiến về cách tính điểm sàn.
Cách thứ nhất là kiến nghị xác định điểm sàn dựa vào năng lực của thí sinh có thể học tập được ở bậc ĐH, CĐ. Cách tính thứ hai, dựa vào phổ điểm kết quả thi của thí sinh để quyết định mức điểm sàn hợp lý.
Ngày mai 8/8, Hội đồng điểm sàn của Bộ GD-ĐT họp bàn mức điểm sàn tuyển sinh năm 2013.
Ngày mai 8/8, Hội đồng điểm sàn của Bộ GD-ĐT họp bàn để định ra mức điểm sàn năm 2013. Trong ảnh: Thí sinh dự thi ĐH năm 2013.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Lê Hữu Lập - Phó giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cho biết: “Đề thi khó thì điểm thấp, đề thi dễ thì điểm cao. Do vậy, theo tôi, điểm sàn phải dựa vào kết quả thi của thí sinh thì mới hợp lý. Nếu thực hiện theo cách xác định dựa vào năng lực của thí sinh có thể học tập được ở bậc ĐH, CĐ xem ra rất trừu tượng, khó đặt ra tiêu chí để lấy điểm”.
Ông Lập cho rằng, năm trước tính điểm sàn phụ thuộc vào điểm thi của thí sinh nhưng vẫn thiếu nguồn tuyển. Để khắc phục tình trạng này, Bộ nên tính điểm sàn ở điểm bình quân các khối thi của thí sinh và yêu cầu các trường lấy từ cao xuống thấp để đảm bảo chất lượng và nguồn tuyển.
Đồng quan điểm, PGS.TS Lê Trọng Thắng - Trưởng Phòng đào tạo Trường ĐH Mỏ - Địa chất cho rằng: “Phương án điểm sàn xác định dựa vào năng lực của thí sinh có thể học tập được ở bậc ĐH,CĐ, không xác định rõ, quá chung chung. Tôi ủng hộ cách xác định điểm sàn theo phổ điểm kết quả thi của thí sinh. Trong bối cảnh hiện nay, bộ nên mở rộng dải điểm để cho các trường ngoài công lập dễ tuyển hơn. Theo đó, nên giữ mức điểm sàn như năm trước vì đó là mức điểm tối thiểu để vào đại học”.
Theo ông Thắng, các trường ngoài công lập cũng nên tự vươn lên, không nên dùng chính sách đi xuống, giảm điểm sàn để giữ tồn tại cho mình. Tuy nhiên, bên cạnh đó, Bộ cũng cần tạo mức điểm sàn khoa học, khách quan, đúng thực chất cho các trường tuyển.
Ông Hoàng Trọng Thi - Trưởng Phòng đào tạo Trường ĐH Hồng Đức kiến nghị, bộ nên giữ mức điểm sàn như năm 2012 là hợp lý để các trường có nhiều nguồn tuyển.
Hồng Hạnh
{fcomment}
-
Thí sinh chưa trúng tuyển đại học đợt 1 cần nhanh chân tận dụng cơ hội còn lại
-
Thế giới bóng đá dậy sóng khi Sepp Blatter từ chức chủ tịch FIFA
-
Tự tin quyết đấu U23 Thái Lan
-
Đại gia tặng con gái chiếc bánh 1.600 tỷ đồng
-
iOS 7 ‘lột xác’ hoàn toàn với giao diện phẳng
-
Nga chuyển 4 hệ thống phòng không S-300 cho Belarus
-
ĐT Việt Nam sắp đá lượt về, HLV Hữu Thắng xin lỗi fan hâm mộ
-
Thế giới trong áo dài Việt
-
Thời nghèo kiết của tỉ phú giàu nhất thế giới
-
Việt Nam vào bán kết, TP.HCM trấn áp mạnh tay ‘quái xế’