Tuy rằng doanh nghiệp đã bắt đầu quan tâm và có những bước đi đầu tiên trên thị trường nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam, song có một thực tế không thể phù nhận đó là hiện tại sân chơi nhượng quyền chủ yếu vẫn dành cho doanh nghiệp ngoại. Với hàng loạt khó khăn còn tồn tại, các thương hiệu Việt có lẽ vẫn cần thời gian để có thể hoàn thiện và thực hiện được một mô hình nhượng quyền thành công, bền vững trên thị trường.
Chỉ qua một bản hợp đồng tất cả các quy cách về mẫu mã, chất lượng cũng như quy trình chế biến sản phẩm đều được thể hiện rõ. Thế nhưng để doanh nghiệp nhượng quyền có thể giám sát cũng như đảm bảo sự tuân thủ của bên nhượng quyền là một điều không hề đơn giản.
Ông Phạm Trường Tuấn – Chủ thương hiệu bánh mỳ Tuấn Mập chia sẻ: “Có cam kết khi mà bên B vi phạm hợp đồng chẳng hạn như lấy thực phẩm trôi nổi bên ngoài vào, làm ảnh hưởng như trường hợp khách hàng ăn bị ngộ độc sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống của bên A”
Việc quản trị chất lượng hệ thống như trên là một trong những khó khăn lớn của doanh nghiệp Việt khi thực hiện nhượng quyền. Hệ thống cửa hàng phải đảm bảo sự thống nhất về hình ảnh, chất lượng sản phẩm, vận hành và quản lý nếu không sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu của bên nhượng quyền và cả lợi nhuận của bên nhượng quyền.
Ông Lê Minh Cường – Chủ thương hiệu cà phê Milano nói: “Khó khăn ban đầu là trao cho họ tư tưởng kinh doanh theo hình thức này, họ phải tuyệt đối nhất quán trong vấn đề kinh doanh cà phê sạch. Vì kinh doanh cà phê sạch này nó mang một chất lượng tương đối khác biệt so với những năm trước đây khi cà phê không sạch đã phổ biến và nó đi vào sinh hoạt hàng ngày của người tiêu dùng rồi thì mình phải có tư tưởng triệt để.”
Xét cho cùng doanh nghiệp Việt vẫn là những tân binh trên sân chơi nhượng quyền. Chúng ta đi sau thế giới một khoảng thời gian dài, chính vì vậy không thể tránh được những vấp váp, khó khăn khi áp dụng mô hình này.
Bà Nguyễn Phi Vân cho rằng: “Doanh nghiệp Việt Nam tập trung nhiều quá về vấn đề phát triển doanh thu và phát triển nhanh để lấy thị trường. cho nên chuyện quản trị sản phẩm, chất lượng dịch vụ cũng như là quản trị nội bộ về vận hành và quản lý chưa được hệ thống hóa và chưa chuyên nghiệp hóa mà cái đó lại là cái nền tảng của nhượng quyền, yếu tố thứ hai mà tôi thấy khó khăn đó là hiểu biết về trải nghiệm về việc xây dựng một mô hình nhượng quyền, bởi vì nhượng quyền còn quá mới cho nên là mình chưa học hỏi hết được và mình chưa áp dụng hết được. cách làm thế nào để có thể xây dựng được mô hình chuẩn, làm thế nào để phát triển được một hệ thống mà bền vững chứ không nói là bán một hay hai giấy phép nhượng quyền.”
Không kể đến các quốc gia phương Tây với bề dày lịch sử và kinh nghiệm về phát triển mô hình nhượng quyền. Tại Đông Nam Á, từ thập niên 90 nhiều quốc gia đã có những chính sách khuyến khích quảng bá, hỗ trợ việc nhượng quyền của các doanh nghiệp tại thị trường nội địa và quốc tế như Malaixia, Singapo, Thái Lan. Tuy nhiên doanh nghiệp Việt thì lại chưa có được nhiều sự thuận lợi như thế từ chính sách hỗ trợ đến hệ thống pháp lý.
Những khó khăn trên phần nào đã làm hạn chế sự tiếp cận của doanh nghiệp Việt với mô hình nhượng quyền thương hiệu, góp vốn bằng thương hiệu. Theo Bộ công thương, Việt Nam hiện có khoảng 160 thương hiệu đăng ký nhượng quyền trong đó có hơn 80% là thương hiệu nước ngoài.
Với các doanh nghiệp Việt con đường xây dựng một mô hình nhượng quyền thành công cũng như xuất khẩu thương hiệu Việt ra thế giới vẫn còn lắm gian nan. Vậy đâu là giải pháp để tháo gỡ khó khăn này? Luật sư Hồ Hữu Hoành – Giám đốc TT TT nhượng quyền thương mại VietFranchise cho biết để doanh nghiệp Việt có thể nhượng quyền thành công thương hiệu của mình cần phải có những yếu tố sau: “Thứ nhất, việc đầu tư vào thương hiệu, các doanh nghiệp phải làm về mặt thương hiệu tốt. Thứ hai, về mặt chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Thứ ba, là chuyên nghiệp trong kĩ năng quản lý, mọi cái phải chuẩn, hệ thống chuẩn thì mới nhượng quyền được vì những bên nhượng quyền sẽ làm theo mô hình của mình. Nếu hệ thống, mô hình của mình không chuẩn thì đương nhiên đơn vị nhượng quyền sẽ lủng củng, không đi theo được hệ thống, mô hình của mình. Thêm nữa là đòi hỏi doanh nhân Việt Nam mình cái ý thức tuân thủ pháp lý phải cao, cái đó là bắt buộc”.
Với thị trường tiềm năng, cũng như với các hoạt động quảng bá thương hiệu qua các buổi hội thảo, triển lãm, mô hình nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam trong thời gian tới hứa hẹn sẽ còn phát triển mạnh mẽ và có nhiều khởi sắc hơn nữa. Và hy vọng với những cố gắng trong viêc giải quyết khó khăn Việt Nam có thể làm nên những thương hiệu mang tầm khu vực và thế giới.
Công ty Thẩm dịnh giá uy tín chuyên nghiệp
Là một công ty chuyên ngành thẩm định giá và tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn dự án, thẩm định giá IVC Việt Nam đã cung cấp dịch vụ thẩm định giá cho nhiều khách hàng với chất lượng cao và đã thực sự chiếm được sự tín nhiệm của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, IVC cũng đã dần khẳng định được năng lực của mình. Hiện nay, Công ty thẩm định giá IVC là một trong số ít đơn vị cung cấp dịch vụ chuyên ngành thẩm định giá có uy tín nhất ở Việt Nam. Bên cạnh các dịch vụ như: thẩm định giá thiết bị máy móc, thẩm định giá bất động sản, thẩm định giá phương tiện vận tải, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá tải sản, IVC còn mở rộng thêm những dịch vụ khác như định giá thương hiệu và nhượng quyền thương hiệu, để giúp các doanh nghiệp thực hiện việc nhượng quyền thương hiệu thành công. Với sự kết hợp thế mạnh của các thành viên, Công ty Thẩm định giá IVC Việt Nam có sự am hiểu sâu rộng về môi trường kinh doanh cũng như môi trường pháp lý tại Việt Nam, đảm bảo cung cấp dịch vụ chuyên ngành và các giải pháp kinh doanh một cách toàn diện, hiệu quả cho nhiều khách hàng với chất lượng cao nhất.
Mọi thông tin chi tiết về thẩm định giá xin vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần Thẩm Định Giá IVC
Hà Nội: Phòng 2, tầng 14, số 4A đường Láng Hạ, P. Thành Công, Q.Ba Đình
Điện thoại: +84 4 6273 5566; Fax: +84 4 6273 5599
Thành Phố Hồ Chí Minh: Phòng 202, số 188/7 Thành Thái, Phường 12, Quận 10
Điện thoại: +84 8 3862 3767; Fax: +84 8 3862 3060
Website: ivc.com.vn
-
Sao Mai Huyền Trang hóa thành nữ cảnh sát hình sự giúp phạm nhân thoát án tử
-
“Taxi Uber”: Hãy để người dân có quyền lựa chọn
-
VietinBank còn gần 6.200 tỷ đồng dư nợ trái phiếu VAMC
-
Thận trọng khi xây hồ chứa nước
-
Hàng loạt dự án khu đô thị, nhà ở tại Hòa Bình 'vỡ tiến độ'
-
'Dì ghẻ' Quỳnh Trang từ chối ăn uống trước phiên xử vụ bé gái 8 tuổi bị bạo hành
-
Tràn lan thực phẩm bẩn: Người Việt hại nhau
-
iPhone 13 chính hãng sẽ về Việt Nam ngày 22/10, sớm hơn gần 1 tháng so với năm ngoái
-
Sốc: Mourinho chơi bài ngửa, khuyên Rooney rời MU
-
iPhone 2020 sẽ dùng cụm tai thỏ nhỏ hơn