Kết quả xét nghiệm của Chi cục Thú y cho thấy nhiều mẫu thịt heo, gà sau khi giết mổ tồn dư chất kháng sinh gây hại cho người tiêu dùng.
Trong chín tháng đầu năm 2015, Chi cục Thú y TP.HCM lấy 159 mẫu thịt heo ngẫu nhiên được kinh doanh trên địa bàn TP.HCM xét nghiệm tồn dư kháng sinh. Kết quả cho thấy 37/159 mẫu thịt heo (hơn 23%) tồn dư vượt mức kháng sinh Tetracycline. Trong khi đó, năm 2014 chỉ có 7/300 mẫu thịt heo (trên 2%) “dính” kháng sinh nói trên.
Cán bộ Chi cục Thú y TP.HCM lấy mẫu thịt heo để xét nghiệm tồn dư kháng sinh. Ảnh: TRẦN NGỌC
Bên cạnh đó, có đến 26 mẫu (trên 16%) tồn dư vượt mức kháng sinh Sulfadimidin. Trong khi đó, số mẫu thịt heo “dính” kháng sinh nói trên trong năm 2014 là 46/300 (hơn 15%), năm 2013 là 10/94 (gần 11%).
“Theo dõi qua từng năm cho thấy tỉ lệ mẫu thịt tồn dư vượt mức kháng sinh không giảm, thậm chí tăng đều hằng năm” - ông Phan Xuân Thảo, Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP.HCM, nói.
Chi cục Thú y TP.HCM còn phát hiện gần 28% mẫu thịt gà ở TP.HCM chứa tồn dư kháng sinh cấm sử dụng trong chăn nuôi là Enrofloxacin và Flofenicol.
Ông Thảo nhấn mạnh: “Chúng tôi giám sát tồn dư kháng sinh trong thịt heo, gà nhằm cảnh báo nguy cơ mất an toàn trong việc sử dụng thức ăn chăn nuôi để các cơ quan thẩm quyền vào cuộc”.
Ông Thảo cũng cho biết thêm kháng sinh thường hiện diện trong thức ăn chăn nuôi. Hiện nay, Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) là cơ quan cấp phép sản xuất thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, hoạt động kiểm tra, giám sát sản xuất thức ăn chăn nuôi hầu như buông lỏng. “Tình trạng này Chi cục Thú y TP.HCM đã cảnh báo từ năm 2014 nhưng đến nay vẫn chưa cải thiện” - ông Thảo cho biết.
Theo PGS-TS Nguyễn Hữu Đức, Trường ĐH Y Dược TP.HCM, khi sử dụng thịt còn tồn dư vượt mức chất kháng sinh thì sẽ gây nên hiện tượng đề kháng kháng sinh (lờn thuốc). Sau này khi mắc bệnh sẽ khó điều trị bằng kháng sinh thông thường.
Kháng sinh tồn tại ở hai dạng: Có sẵn trong thức ăn chăn nuôi hoặc người chăn nuôi tự pha trộn với thức ăn trước khi cho heo, gà dùng nhằm mục đích ngăn ngừa các loại bệnh trên gia súc, gia cầm. Khi cho heo, gà sử dụng liên tục thức ăn có kháng sinh sẽ gây nên hiện tượng kháng sinh tồn đọng trong thịt. Theo quy định, trước khi heo, gà xuất chuồng từ bảy đến 14 ngày thì không được sử dụng kháng sinh để đào thải hết ra ngoài nhưng nhiều người chăn nuôi không biết hoặc cố tình xuất heo, gà trước thời gian quy định. Điều này khiến tồn dư kháng sinh không đào thải hết sau khi đã giết mổ. Ông KHƯƠNG TRẦN PHÚC NGUYÊN, Trưởng phòng Thanh traChi cục Thú y TP.HCM. |
Nguồn 24h
-
Bất chấp tranh cãi, thương hiệu lớn đua nhau tài trợ World Cup 2022
-
Nguy cơ cúm nguy hiểm từ Trung Quốc tràn sang
-
Nhà hàng, dịch vụ du lịch "chết" theo cá
-
Danh sách các khu công nghiệp bị xét thu hồi
-
28 ha đất dọc bãi biển Vũng Tàu sau 26 năm bị 'dùng chùa'
-
Việt Nam vượt Thái Lan tại Kỳ thi tay nghề thế giới
-
Cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp sau giai đoạn phục hồi sản xuất
-
Nếu muốn hạnh phúc thực sự, bạn phải bỏ 7 thói quen tồi tệ này ngay
-
Thị trường chứng khoán sáng 17/10: Nhóm 'Vin' kéo lùi VN-Index
-
Microsoft Việt Nam có tên trong danh sách 'Nơi làm việc tốt nhất Châu Á năm 2022'