Dùng nhiều canxi có gây tái phát sỏi thận?

ngày 03/07/2019

Thực tế bệnh sỏi thận là do rất nhiều nguyên nhân gây ra và có nhiều loại sỏi. Chúng ta thường sẽ gặp 4 loại sỏi sau đây:

Sỏi Canxi là loại sỏi phổ biến nhất. Canxi thừa không được sử dụng sẽ đi đến thận sau đó, được ra ngoài cùng với nước tiểu. Nhưng khi canxi có quá nhiều trong nước tiểu, nó sẽ kết hợp với các chất khác để tạo thành sỏi. Có nhiều loại sỏi canxi nhưng phổ biến nhất là canxi oxalate và sỏi canxi phosphate.

Sỏi axit uric có thể hình thành khi nước tiểu chứa quá nhiều axit uric. Những người ăn nhiều thịt đỏ, cá, động vật có vỏ, người bệnh gout có thể có sỏi axit uric.

Sỏi struvit hình thành do nhiễm khuẩn lâu dài đường niệu. Vi khuẩn giải phóng men urease, men này phân giải urê thành amoniac, làm nước tiểu bị kiềm hóa, dẫn tới giảm hòa tan struvit tạo điều kiện hình thành sỏi.

Sỏi cystin sinh ra từ rối loạn di truyền, Sỏi hình thành do cystin bị đào thải nhiều qua thận nhưng ít hòa tan nên dễ đọng lại. Sỏi này thường do bẩm sinh rối loạn vận chuyển tái hấp thu cystin ở ống thận và niêm mạc ruột.

Sau khi bệnh đã thuyên giảm nếu bạn vẫn ăn uống với chế độ quá nhiều thịt,cá, động vật sẽ lại gây nên sỏi, vẫn giữ những thói quen xấu như nhịn tiểu, ăn mặn, uống ít nước... cũng khiến sỏi hình thành và cũng là nguyên nhân khiến bệnh tái đi tái lại. Cần phải từ bỏ những thói quen xấu và rèn luyện sức khỏe thì bệnh mới có thể giảm hẳn.

Để tránh việc tái phát lại bệnh sỏi thận không phải chỉ có ngưng bổ sung canxi là có thể trị dứt điểm.Trên thực tế, bạn vẫn nên bổ sung canxi, nhất là đối với phụ nữ đang trong thời kì mang thai vì canxi đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên xương, răng và đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi. Bổ sung 1 lượng vừa đủ và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để không ảnh hưởng đến quá trình trong và sau khi điều trị bệnh sỏi thận. Hơn nữa, cần từ bo những thói quen xấu, có chế độ ăn uống hợp lý,

Hướng điều trị và phòng tránh nguy cơ tái phát

Người bệnh điều trị nội khoa (dùng thuốc) và điều trị ngoại khoa bằng cách can thiệp như tán hoặc mổ sỏi.

Khi kích thước sỏi chưa quá 25mm, chưa gây ra biến chứng thì biện pháp điều trị thích hợp, an toàn là điều trị nội khoa tích cực. Người bệnh có thể dùng các thảo dược có tác dụng lợi tiểu, các thuốc hỗ trợ bào mòn sỏi mà không cần phải phẫu thuật. Phương pháp này an toàn, tiện dụng, ít tốn kém và thích hợp với những người thể trạng yếu, người già.

Dùng thuốc có tác dụng bào mòn sỏi

Với sỏi kích thước trên 5mm thì nên dùng kết hợp thuốc vừa bào mòn sỏi vừa có tác dụng lợi tiểu. Để tránh phẫu thuật thì việc phát hiện và điều trị sớm bệnh là cần thiết, tránh để sỏi phát triển to, gây ra biến chứng.

Thay đổi thói quen sống để bệnh không có cơ hội tái phát

- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

- Ăn uống đủ chất đặc biệt là rau xanh,rèn luyện sức khỏe hàng ngày.

- Từ bỏ những thói quen ảnh hưởng đến thận: uống không đủ nước, nhịn tiểu, ăn mặn. ăn quá nhiều thịt…

- Không tự ý ra hiệu thuốc mua mà không có chỉ định của bác sĩ. Bệnh tái lại có thể từ 1 nguyên nhân khác, giai đoạn của bệnh cũng khác vì vậy cần phải đến bác sĩ để đưa ra hướng điều trị hiệu quả, đúng bệnh.


Nguồn: Báo VietnamNet