Ả Rập Xê-út đã có những bước đi rất thông minh trong cuộc chiến giá dầu, điều này đã gây ra những tác động nhất định đến các đối thủ cạnh tranh và xây chắc hơn vị thế số một của mình trên thị trường dầu mỏ.
Khủng hoảng dầu mỏ thế giới
Từ tháng 9 năm ngoái đến tháng 9 năm nay (2014), giá dầu đã giảm hơn 20 USD/ thùng. Thậm chí giá dầu đã xuống đáy hơn 50 USD trong tháng 12.
Biểu đồ giá dầu từ tháng 9/2013 đến 8/2014 |
Giá dầu giảm đến từ rất nhiều nguyên nhân sản lượng của OPEC, khủng hoảng tài chính tại Nga hay bất ổn chính trị tại các quốc gia khác như Venezuela, Lybia ...
Ngoài ra, một lý do quan trọng khác dẫn đến sự đi xuống của giá dầu thế giới là từ sản lượng dầu đá phiến của Mỹ đang tăng dần theo từng ngày. Việc sản xuất được loại dầu này đã đưa Mỹ từ vị thế người đi nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới trở thành thêm một nhà xuất khẩu lớn của thế giới.
Chính sách cứng rắn của Ả Rập Xê-út
Tuần trước, giới chuyên môn nhận định về việc giá dầu sẽ còn sớm giảm sâu hơn mức 60 USD. Ngay lập tức, lãnh đạo Ả Rập Xê-út, quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới đã quyết định không can thiệp thêm vào thị trường nữa mà để cho giá dầu rơi tự do.
Bộ trưởng bộ dầu khí Ả Rập Xê-út Ali al-Naimi |
Động thái cứng rắn này ban đầu được cho là dành để phản đối sự có mặt của các sản xuất Mỹ trên thị trường Và giảm lượng dầu đá phiến - đối thủ cạnh tranh mới nổi của dầu mỏ.
Bộ trưởng Bộ Năng lượng dầu khí của Ả Rập Xê-út Ali Al-Naimi đã tin tưởng rằng giá dầu sắp tăng trở lại khi nhu cầu dầu mỏ của nền kinh tế thế giới vẫn còn ở mức cao và đó sẽ là nhân tố đẩy giá dầu lên.
Xuất khẩu dầu mỏ là nguồn thu chính của các nước Trung Á |
Trong một thông tin được đăng tải trên tờ báo Bloomberg, Chính phủ nước này có thể sẽ lên dự toán chi tiêu cho năm mới 2015 với giá dầu ở mức 80 USD/ thùng - nghĩa là Ả Rập Xê-út kỳ vọng giá dầu tăng thêm 20 USD trong thời gian khá ngắn.
Hành động nhắm vào Nga và Iran?
Michael Moran, giám đốc phân tích rủi ro toàn cầu đã cho rằng việc Ả Rập Xê-út không cứu giá dầu thực chất là động thái nhằm ``tấn công kinh tế" với các đối thủ cạnh tranh chính của mình trên thị trường thế giới là Iran và Nga chứ không đơn thuần là giảm thiểu sự lớn mạnh của Mỹ.
Ả Rập Xê-út không nhằm vào Mỹ mà nhằm vào Nga và Iran |
"Việc cắt giảm sản lượng dầu đá phiến là tác dụng phụ tuyệt vời từ hành động của Ả Rập Xê-út" - chuyên gia này nhận định thêm.
Tại khu vực châu Á, chỉ có Iran được cho là đối thủ xứng tầm với Ả Rập Xê-út về cuộc chiến giá dầu. Tuy nhiên, về lượng dự trữ dầu mỏ, Iran khó có thể so sánh với Ả Rập Xê-út.
Chính vì thế, giá dầu giảm sẽ khiến cho Iran gặp phải khá nhiều tác động tiêu cực về nền kinh tế.
Còn với Nga, gần như 100% hoạt động kinh tế của nước này phụ thuộc trực tiếp vào giá dầu thế giới. Những ảnh hưởng từ việc giá dầu xuống đáy là rất rõ ràng ở xứ sở Bạch Dương trong thời gian qua: lạm phát, kinh tế thụt lùi, nợ xấu sắp tăng lên ...
Ả Rập Xê-út đã có những bước đi rất thông minh trong cuộc chiến giá dầu. Những chính sách của họ đã nhanh chóng gây ra những tác động nhất định đến các đối thủ cạnh tranh chính của mình trên thị trường và xây chắc hơn vị thế số một của mình.
Theo VTC News
Tin nên đọc
-
Số phận các cô 'gái ế' ở Trung Quốc
-
Chưa rõ 2 doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm nộp tiền hay bỏ cọc
-
Việt Nam cần thêm một điểm để tránh sớm gặp Thái Lan
-
Lý do trẻ em thành phố cũng cần dùng thuốc tẩy giun
-
Smart Kids Playground cơ sở 2 - Khu vui chơi ở Long Biên thú vị cho cả gia đình
-
Lãi suất vay mua nhà 4,8%: Dân chờ
-
Huawei đang phát triển smartphone có màn hình nhỏ ở mặt lưng
-
Tốc độ già hóa dân số ở Việt Nam nhanh nhất thế giới!
-
"Ngày 4.6, giá xăng dầu có thể giảm"
-
Chia sẻ bất ngờ của nữ diễn viên nặng 130kg sau khi giảm cân