Mặc dù đàn lợn gần 6.000 con đã bị chết chìm do nước lũ cách đây 4 ngày, nhưng do điều kiện bất khả kháng, nên hôm nay công tác tiêu hủy những xác lợn chết mới được thi hành.
Sau 4 ngày chết nổi trong nước, 6.000 con lợn ở trang trại chăn nuôi của Công ty Thái Dương liên kết với Trại 5 (Tổng cục 8, Bộ Công an), mới được đưa đi tiêu hủy chiều nay (14.10).
Xác lợn chết được chất lên xe tải đưa ra hố chôn tiêu hủy. Ảnh: HĐ
Theo đó, để tránh ô nhiễm môi trường, các đơn vị chức năng đã buộc phải phân lực lượng điều khiển thuyền, bè vào trang trại, cho xác lợn vào bao nylon rồi kéo lên bờ đưa đi tiêu hủy.
Đàn lợn gần 6.000 con chết nổi trên mặt nước, bốc mùi hôi thối, bắt đầu phân hủy mạnh. Việc tiếp cận hiện trường, xử lý cũng gặp nhiều khó khăn.
Ông Lê Văn Bình - Chi cục trưởng Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trương tỉnh Thanh Hóa), chỉ đạo đội xử lý chia nhỏ số lợn để chôn lấp theo đúng quy chuẩn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Vị trí chôn lấp đàn lợn được chọn tại một khu đất trống của phân trại số 3 thuộc Trại giam số 5. Hàng chục lượt xe tải được huy động đến hiện trường để đưa số lợn chết đi tiêu hủy.
Mỗi hốchôn được đào rộng, sâu và lót bạt ở phái dưới. Ảnh: HĐ
Mỗi hố chôn được máy múc đào lên sâu khoảng 2m, phía dưới được lót bạt để tiêu hủy số lợn chết. Một lượng lớn hóa chất đã được vận chuyển đến khu vực tiêu hủy dùng để phun khử trùng tại khu vực hiện trường.
Toàn bộ số lợn chết được thu gom vào túi bóng trước khi đưa đến hố tiêu hủy. Lợn sau khi đổ xuống hố, nước ngấm tràn cả ra hố tiêu hủy, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc.
Nước từ trong các bọc ni-lon đựng lợn bị chảy ra ngoài, gây mùi nông nặc. Ảnh: HĐ
Hiện tại, công tác tiêu hủy đàn lợn đang được huyện yên Định và Trại giam số 5 phối hợp với các ngành chức năng nỗ lực ở mức cao nhất. Lợn chết được chôn đến đâu, công tác xử lý môi trường theo quy trình đến đó. Trong buổi chiều nay, đã có khoảng 300 con lợn chết được xe tải vận chuyển đến hố tiêu hủy.
Trước đó, ngày 13.10, tại buổi làm việc với Trại giam số 5 và các ngành chức năng, ông Nguyễn Đình Xứng - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo trong ngày 14.10 phải xử lý xong số lợn chết. Nhưng, do trang trại đang ngập sâu trong nước, công tác thu gom, vận chuyển lợn chết ra ngoài gặp rất nhiều khó khăn.
Sau khi đổ lợn xuống hố, đắp bạt lên được phun hóa chất xử lý chống ô nhiễm môi trường. Ảnh: HĐ
Chiều 14.10, trao đổi qua điện thoại với phóng viên Dân Việt, ông Lưu Vũ Lâm - Chủ tịch UBND huyện yên Định, khẳng định: “Mặc dù trong trang trại lợn đang còn ngập nước, khiến công tác đưa số lợn chết ra ngoài đi tiêu hủy là khó khăn. Song, bằng mọi giá, thì trong đêm nay cũng phải tiêu hủy hết số đàn đàn lợn đã chết”.
Dưới đây là một số hình ảnh tiêu hủy lợn:
Nguồn 24h
-
Mua lại ứng dụng, công nghệ Mofin từ Mỹ - Netfin hứa hẹn cân bằng thị trường P2P tại Việt Nam
-
Noo Phước Thịnh: Từ lúc hôn Thủy Tiên chưa dám gặp Công Vinh
-
Người dân ùn ùn mua sắm, TPHCM kêu gọi không thu gom hàng hoá
-
Thành triệu phú nông dân nhờ nuôi chim cút
-
Xuất hiện giải pháp hỗ trợ điều trị ung thư hoàn toàn mới
-
Giới trẻ Trung Quốc hướng tới lối sống đơn giản hơn
-
Chủ resort 5 sao quyết “bỏ kho” xe điện mua cũ bởi những lý do sau
-
SUV hạng sang Ford Explorer có giá 2,18 tỷ đồng tại Việt Nam
-
4 quy tắc người Nhật không thích trong công ty
-
Những kỹ xảo trong việc lựa chọn mực in