Bão đổ bộ đất liền gây những thiệt hại đầu tiên

ngày 03/08/2013

Từ rạng sáng hôm nay, 3/8, cơn bão số 5 đã bắt đầu đổ bộ vào đất liền với sức gió lớn, gây ra những thiệt hại ban đầu tại tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng. Nhiều địa phương đang mưa lớn. Các tỉnh Bắc Bộ đề phòng sạt lở đất, lũ quét, nước biển dâng.

 

Có mặt tại TP Móng Cái (Quảng Ninh), PV Dân trí đã ghi nhận được những thiệt hại do bão gây ra. Cơn bão đang đổ bộ hướng vào đất liền đã gây nên những thiệt hại có phần nghiêm trọng trên địa bàn thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh.
 
Cụ thể, tại trung tâm thành phố Móng Cái, bắt đầu từ chiều tối qua các hoạt động giao thương vùng biên đã chính thức đóng cửa. Tất cả các hoạt động kinh doanh buôn bán của tiểu thương cũng tạm dừng để phục vụ cho việc phòng chống cơn bão đang hướng vào đất liền.
 
Những thiệt hại ban đầu do cơn bão số 2 gây ra tại TP Móng Cái.
Những thiệt hại ban đầu do cơn bão số 5 gây ra tại TP Móng Cái.
Mưa to, gió lớn, nước sông đang dâng cuồn cuộn.
Mưa to, gió lớn, nước sông đang dâng cuồn cuộn. (Ảnh: Quốc Đô - Nam Phong)
 
Bão đổ bộ đất liền gây những thiệt hại đầu tiên

Bão đổ bộ đất liền gây những thiệt hại đầu tiên
 
Đã có rất nhiều cây xanh đã đỗ gãy, các công trình công cộng phục vui vui chơi giải trí đã bị gió xô đổ; trên các tuyến phố nhiều cột đèn, biển hiệu hư hại.
 
Ngay trong sáng sớm nay, lãnh đạo UBND TP Móng Cái đã triển khai các hoạt động kiểm tra, rà soát, cắt cử các đoàn công tác đi đến các địa điểm xung yếu, nơi mà khi bão bão bờ sẽ gây ảnh hưởng lớn.
 
Trao đổi với PV Dân trí, ông Dương Văn Cơ - Chủ tịch UBND TP Móng Cái - cho biết, đề phòng những diễn biến bất thường của cơn bão số 5 đang hình thành trên biển hướng vào khu vực TP Móng Cái. Từ chiều tối qua, ngày 2/8, UBND thành phổ đã gửi công văn khẩn đến tất cả các cơ quan, đơn vị công bố tạm dừng tất cả các hoạt động giao thương trên địa bàn.
 
Lãnh đạo địa phương chỉ đạo công tác phòng tránh bão

Lãnh đạo địa phương chỉ đạo công tác phòng tránh bão
Lãnh đạo địa phương chỉ đạo công tác phòng tránh bão
 
Về giao thương trên sông Kalong giáp ranh với Trung Quốc, lãnh đạo thành phố đã chỉ đạo tất cả các tàu thuyền, phương tiện vận tải tập trung về nơi trú ẩn an toàn.
 
Thành phố đã thông báo các diễn biến bất thường của cơn bão, trực tiếp tổ chức thêm nhân sự thường trực, xử lý hỗ trợ người dân vùng xung yếu đến khu vực tránh trú bão an toàn. Thành phố đã chuẩn bị những đồ dùng thiết yếu để phục vụ cho người dân khu xung yếu…
 
Ông Nguyễn Văn Đọc, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, cho hay, theo thông báo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, bão sẽ đổ bộ vào trung tâm Quảng Ninh vào trưa nay. Hiện tất cả vị trí liên quan toàn bộ 176 tàu đánh bắt xa bờ, 8.000 tàu đánh cá nhỏ và 530 tàu thuyền du lịch đã được đưa vào neo đậu ở vị trí an toàn, tránh báo.
 
Sáng nay, 3/8, tại Cô Tô, Móng Cái đã có mưa và gió to còn các địa phương khác mới chỉ có mưa.
 
Gió đổ bộ quá mạnh khiến các phương tiện không thể lưu thông.
Gió đổ bộ quá mạnh khiến các phương tiện không thể lưu thông.
Gió đổ bộ quá mạnh khiến các phương tiện không thể lưu thông. (Ảnh: Quốc Đô - Nam Phong)
 
Vào 4h sáng nay, toàn bộ các hộ dân sinh sống trên làng chài đã được đưa vào đất liền tránh bão, 5 hộ nuôi trồng thủy sản trên Hòn Soài cũng đã được đưa vào bờ an toàn.
 
Ông Đọc cũng cho hay, hôm qua, ngày 2/8 UBND tỉnh đã quán triệt tới bí thư, tất cả các chủ tịch địa hương trực bão và hiện tại tất cả các lãnh đạo đang thường trực chống bão trên địa bàn các thành phố, thị xã và các huyện.
 
Đại diện Lãnh đạo sở NN&PTNT và cơ quan thường trực ban chỉ đạo tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ninh đã có mặt tại thành phố Móng Cái cùng lãnh đạo thành phố đi kiểm tra công tác chống bão trên địa bàn thành phố.
 
Bão số 2 sẽ đổ bộ chính thức vào Quảng Ninh vào trưa nay 3/8.
Bão số 5 sẽ đổ bộ vào Quảng Ninh vào trưa nay 3/8. (Ảnh: Quốc Đô - Nam Phong)
 

 

Hà Nội mưa lớn trên diện rộng
 
Từ sáng sớm nay, khắp Hà Nội diễn ra mưa vừa, có nơi mưa to kèm gió. Chưa có hiện tượng ngập nặng nhưng ở một số tuyến đường nước ứ đọng, thoát chậm gây ảnh hưởng giao thông. Tuy nhiên do hôm nay là ngày cuối tuần nên giao thông trên các tuyến đường không quá căng thẳng, tắc nghẽn.
 
Với tâm lý phòng tránh bão, nhiều bà nội trợ đã đội mưa đi mua sẵn thực phẩm đề phòng mưa giông lớn vào chiều nay và ngày mai.
 
Sáng nay Hà Nội bắt đầu có mưa, càng về trưa mưa càng lớn hơn và có kèm gió (Ảnh: Hoàng Linh)

Sáng nay Hà Nội bắt đầu có mưa, càng về trưa mưa càng lớn hơn và có kèm gió (Ảnh: Hoàng Linh)
Sáng nay Hà Nội bắt đầu có mưa, càng về trưa mưa càng lớn hơn và có kèm gió (Ảnh: Hoàng Linh)
 
Thanh Hóa: Còn khoảng 100 phương tiện hoạt động trên biển
 
Theo thống kê từ Bộ chỉ huy bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa, tính đến 10h ngày 2/8, công tác chuẩn bị ứng phó với bão số 5 của Thanh Hóa đã hoàn tất. Bộ đội các đồn biên phòng phối hợp với chính quyền địa phương đã kêu gọi được 7.696 phương tiện với hơn 26.600 lao động đang hoạt động trên biển vào nơi tránh trú bão.
Clip: Duy Tuyên

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng đã yêu cầu toàn bộ lao động ở 2.156 chòi canh, lồng bè nuôi trồng thủy sản vào bờ trú ẩn.

Bộ đội biên phòng Thanh Hóa cũng đã phân công lực lượng trực 24/24h với 100% quân số sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn khi có sự cố xảy ra; chuẩn bị đầy đủ phương tiện như: ca nô; ô tô; cuốc, xẻng; áo phao; thuốc chữa bệnh; lương thực, thực phẩm phục vụ đủ ăn trong 30 ngày.

Đối với khu vực miền núi, BCH phòng chống lụt bão Thanh Hóa đã thông báo người dân đề phòng lũ ống, lũ quét, sạt lở đất. Đặc biệt, tại các vùng ven sông suối, khu vực có nguy cơ ảnh hưởng bởi lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.

Hàng nghìn tàu thuyền đã vào nơi tránh trú bão an toàn.
Hàng nghìn tàu thuyền đã vào nơi tránh trú bão an toàn. (Ảnh: Duy Tuyên)

Đến 16h chiều 2/8, còn khoảng 100 phương tiện với hàng trăm lao động của tỉnh Thanh Hóa đang hoạt động trên vùng biển ven bờ các tỉnh Quảng Ninh, Nam Định, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa. Tất cả các tàu, thuyền đều đã nắm bắt được diễn biến của cơn bão số 5, đang tập trung di chuyển vào các khu neo đậu.

Ninh Bình: Chủ động ứng phó với bão số 5

Trước những diễn biến phức tạp của cơn bão số 5, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Ninh Bình đã chủ động triển khai nhiều giải pháp nhằm hạn chế những thiệt hại do bão gây ra.

Tàu thuyền vào nơi tránh trú bão.
Tàu thuyền vào nơi tránh trú bão. (Ảnh: Định Trường)

Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh Ninh Bình đã có công điện khẩn, yêu cầu các địa phương bố trí trực ban 24/24h, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; tìm mọi biện pháp kêu gọi tàu thuyền đang hoạt động trên biển về nơi tránh, trú an toàn; chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp bảo vệ lồng bè, khu nuôi trồng thủy sản, nhất là ở vùng bãi bồi huyện Kim Sơn; bố trí lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn ứng phó kịp thời với mọi diễn biến bất thường của bão...

Đến 6 giờ 30 phút ngày 2/8, lực lượng chức năng đã kêu gọi được 59/106 phương tiện và 117/314 ngư dân vào nơi trú ẩn an toàn. Hiện các tổ tuần tra đang tiếp tục đôn đốc, kêu gọi 45 phương tiện, 181 ngư dân còn lại đang hoạt động ở khu vực Cồn Nổi (huyện Kim Sơn) về nơi trú bão an toàn.

Hải Phòng: Mưa lớn dần trên diện rộng

8h15 ngày 3/8, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn thành phố Hải Phòng cho biết, hiện mưa đang lớn dần trên diện rộng. Các khu vực Cát Hải, Bạch Long Vĩ, Đồ Sơn và một số địa phương sát biển đã có gió cấp 7, cấp 8. Tuy nhiên, mực nước vẫn đang ở mức tương đối thấp, triều cường vẫn ở mức bình thường. Dự kiến khoảng 2 tiếng đồng hồ nữa bão số 5 sẽ đổ bộ vào Hải Phòng.
 
Công tác neo đậu tàu thuyền được khẩn trương thực hiện. (Ảnh: Thu Hằng)
Công tác neo đậu tàu thuyền được khẩn trương thực hiện. (Ảnh: Thu Hằng)

Đến 19 tối qua, 2/8, hàng ngàn hộ dân đã được di dời ra khỏi vùng nguy cơ cao của bão. Bên cạnh đó thì tất cả các tàu thuyền đang hoạt động đánh bắt trên biển đã được thông báo về nơi neo trú an toàn.

Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn đã họp khẩn với các địa phương, đặc biệt là quận Đồ Sơn và huyện đảo Cát Bà, Bạch Long Vỹ về việc tăng cương công tác phòng chống và siết chặt việc ứng cứu khi xảy ra sự cố.
 

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, tối 2/8, bão số 5 đã vượt qua phía Bắc đảo Hải Nam (Trung Quốc), đi vào vịnh Bắc Bộ. Sáng sớm 3/8, vùng ven biển các tỉnh phía Đông Bắc Bộ gió mạnh dần lên cấp 7, cấp 8, giật cấp 9, cấp 10.

 

Do ảnh hưởng của bão, ở Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to đến rất to và giông. Chính quyền các địa phương và nhân dân vùng núi cần đề phòng lũ quét và sạt lở đất; đề phòng nước biển dâng kết hợp với thủy triều cao từ 3 - 5m vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nam Định.

 

Vùng biển vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả các huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Vân Đồn, Cát Hải) có gió mạnh cấp 7, cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12. Biển động rất mạnh. Các tỉnh ven biển phía Đông Bắc Bộ có gió mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11.

 

Ngoài ra, kết hợp với ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau và khu vực nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7, cấp 8 và có mưa rào và dông mạnh. Biển động. Trong cơn dông ngư dân cần đề phòng có lốc xoáy.

 

Lúc 4 giờ ngày 3/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,6 độ Vĩ Bắc; 108,7 độ Kinh Đông; cách bờ biển các tỉnh Quảng Ninh - Nam Định khoảng 180km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, giật cấp 11, cấp 12.

 

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25 km, đi vào đất liền các tỉnh phía Đông Bắc Bộ và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 17 giờ ngày 3/8, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 21,6 độ Vĩ Bắc; 106,1 độ Kinh Đông, trên khu vực các tỉnh phía Đông Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9.

 

Trong khoảng 12 đến 24 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km, đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành một vùng áp thấp. Đến 4 giờ ngày 4/8, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 22,5 độ Vĩ Bắc; 102,6 độ Kinh Đông, trên khu vực Tây Bắc Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6.

 
Nhóm PV

 


 

 

{fcomment}