Người dùng hoàn toàn có thể bảo vệ an toàn cho các tài khoản email và mạng xã hội của mình nếu nắm rõ những quy tắc về bảo mật.
Những ngày gần đây, liên tục các kênh YouTube với lượng người theo dõi lớn như Mixigaming với 7,32 triệu người theo dõi của streamer nổi tiếng Phùng Thanh Độ (Độ Mixi) hay Quang Linh Vlogs - Cuộc sống ở Châu Phi với 3,83 triệu người theo dõi của YouTuber Quang Linh bị hacker tấn công và chiếm quyền kiểm soát.
Mặc dù chủ nhân của những kênh này đã lấy lại được kênh YouTube và tài khoản Gmail của mình, tuy nhiên, sự việc cho thấy ngay cả những kênh YouTube lớn, được quản lý bởi đội ngũ nhân sự đông đảo cũng có thể bị hacker tấn công, chiếm quyền điều khiển.
Do đó, với người dùng cá nhân thông thường, việc email và tài khoản mạng xã hội bị tin tặc tấn công có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Ngoại trừ việc hacker có thể khai thác các lỗ hổng bảo mật của dịch vụ email và mạng xã hội, người dùng hoàn toàn có thể bảo vệ an toàn cho các tài khoản của mình nếu nắm rõ những quy tắc về bảo mật.
Một số gợi ý giúp người dùng bảo vệ an toàn cho tài khoản email và mạng xã hội:
- Kích hoạt tính năng bảo mật 2 lớp trên tài khoản email và mạng xã hội.
- Thiết lập tài khoản sao lưu để sử dụng trong trường hợp quên mật khẩu hoặc tài khoản bị chiếm đoạt.
- Hạn chế đăng nhập tài khoản email và mạng xã hội trên các thiết bị lạ, các thiết bị công cộng sử dụng chung bởi nhiều người.
- Tuyệt đối không nhấn vào các đường link lạ được chia sẻ trên mạng xã hội hoặc được gửi đến thông qua email, tin nhắn.
- Kiểm tra kỹ trang web trong trường hợp truy cập vào các trang web lạ yêu cầu điền tài khoản email hoặc mạng xã hội để đăng nhập. Hãy bỏ qua bước đăng nhập trong trường hợp trang web không đáng tin cậy.
- Tuyệt đối không tải và mở các tệp tin đính kèm được gửi đến email hoặc mạng xã hội từ người lạ để tránh trường hợp bị nhiễm mã độc vào thiết bị, giúp tin tặc có thể chiếm các tài khoản trực tuyến.
- Không sử dụng các phần mềm crack tải về từ internet. Những phần mềm crack thường chứa các loại virus, mã độc cho phép tin tặc lấy cắp dữ liệu hoặc tài khoản trực tuyến lưu trên máy tính của người dùng.
- Cài đặt và sử dụng các phần mềm bảo mật, diệt virus trên máy tính để bảo đảm an toàn.
- Thường xuyên cập nhật phiên bản mới của hệ điều hành và các phần mềm, giúp vá kịp thời các lỗ hổng bảo mật mà tin tặc có thể tìm thấy và khai thác để tấn công người dùng.
Nguồn: VTV
-
Trung tâm thương mại Chợ Mơ chưa xong đã... ế
-
Ví điện tử “vùng lên”
-
Cách tính nợ công của VN… “không giống ai”
-
Vượt Warren Buffet, Elon Musk giàu thứ 5 thế giới
-
Cập nhật 7h ngày 21/4: Gần 2,5 triệu ca Covid-19 toàn cầu, 3.000 người Mỹ được xét nghiệm kháng thể chống virus, số tử vong ở Pháp vượt 20.000
-
Vụ 8 người chết tại quán karaoke: Cái chết được báo trước?
-
Thị trường bán lẻ có tiếp tục rơi vào tay đại gia ngoại?
-
Chuyên gia bày cách chọn hải sản đảm bảo an toàn
-
Công ty xây dựng uy tín tại Hà Nội cần đáp ứng những tiêu chí nào?
-
3 Tổng cục nào của Bộ TNMT bị sáp nhập vì không đủ tiêu chí?