Vấn đề phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới và công nghiệp hỗ trợ tại APEC

ngày 18/11/2017

Tầm vóc của vấn đề phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới và công nghiệp hỗ trợ bắt nguồn từ sự thay đổi thời đại công nghệ và sự dịch chuyển cấu trúc kinh tế toàn cầu, giải quyết hai vấn đề này chính là giải quyết được vấn đề trọng tâm của kết nối phát triển trong thời đại kinh tế số của APEC.

TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam.

Thương mại điện tử xuyên biên giới và công nghiệp hỗ trợ là những sáng kiến quan trọng được Việt Nam đề xuất trình lên Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế tại APEC lần này. TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đã có cuộc trao đổi chung quanh những đóng góp và sáng kiến của nước chủ nhà Việt Nam.

Phóng viên: Ông đánh giá thế nào về những đóng góp và sáng kiến tổ chức các sự kiện cũng như những vấn đề mà nước chủ nhà Việt Nam đưa ra tại APEC 2017?

TS Trần Đình Thiên: Việt Nam đã có những sáng kiến quan trọng trong việc tổ chức APEC 2017. Từ khâu lựa chọn chủ đề chung ("Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung"), các chủ đề thảo luận ưu tiên (Thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm; Tăng cường hội nhập kinh tế và kết nối khu vực; Nâng cao năng lực cạnh tranh và sức sáng tạo của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa trong kỷ nguyên số; Bảo đảm an ninh lương thực, phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu), cho đến việc tổ chức các Hội nghị chuyên đề và hàng loạt sự kiện bên lề - tất cả đều thể hiện nhất quán cách tiếp cận vấn đề đúng: kết hợp hài hòa tinh thần chung của APEC - một diễn đàn hợp tác linh hoạt, năng động, dựa trên cơ sở ý nguyện chung của các nền kinh tế thành viên, với tinh thần chủ động sáng tạo, phát huy sáng kiến và tính "đặc sắc" chủ nhà.

Tuy nhiên, tôi muốn nhấn mạnh những sáng kiến cụ thể mà Việt Nam đã làm, để thông qua sự kiện lớn này, giới thiệu, quảng bá một Việt Nam đậm bản sắc, thân thiện, đang trỗi dậy mạnh mẽ và đầy tinh thần trách nhiệm. Tổ chức Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh APEC với chủ đề “Việt Nam - Đối tác kinh doanh tin cậy”, Hội thảo về ba Đặc khu Kinh tế, Hội thảo "Vai trò của Doanh nhân nữ", .... là những sự kiện đánh dấu điều đó. Cả việc tổ chức để 63 tỉnh thành “tiếp thị” đặc sản cho khách hàng quốc tế. Tất cả đều thể hiện tính năng động, thân thiện và “chất”Việt Nam.

Bên cạnh các sáng kiến về nội dung, để APEC 2017 thành công, phải kể đến cách làm việc bài bản, nghiêm túc và đầy tinh thần trách nhiệm của nước chủ nhà khi tổ chức toàn bộ Chương trình năm APEC với đầy ắp các sự kiện. Đó chính là nguyên nhân bảo đảm cho APEC 2017 đã thành công cho đến hôm nay và chắc chắn sẽ tiếp tục thành công cho đến khi kết thúc Hội nghị Thượng đỉnh tại Đà Nẵng trong những ngày tới. Thành công khẳng định vai trò to lớn, sự đóng góp có ý nghĩa của Việt Nam vào APEC. Nó tạo cảm hứng và niềm tin cho Việt Nam, cho tất cả các thành viên APEC tiếp tục thành công.

Phóng viên: Thương mại điện tử xuyên biên giới và Công nghiệp hỗ trợ là những sáng kiến quan trọng được Việt Nam đề xuất trình lên Hội nghị bộ trưởng ngoại giao và kinh tế tại APEC lần này, theo ông những sáng kiến này sẽ có ảnh hưởng thế nào tới các nền kinh tế trong APEC?

TS Trần Đình Thiên: Thương mại điện tử xuyên biên giới và Công nghiệp hỗ trợ hiện đang là hai chủ đề lớn và nóng đối với tất cả các nền kinh tế APEC. Tầm vóc của vấn đề bắt nguồn từ sự thay đổi thời đại công nghệ và sự dịch chuyển cấu trúc kinh tế toàn cầu - mà APEC chính là vùng "trọng tâm" của hai quá trình đó. Giải quyết hai vấn đề này chính là giải quyết được vấn đề trọng tâm của kết nối phát triển trong thời đại kinh tế số của APEC.

Việc Việt Nam đề xuất thảo luận hai chủ đề này trong chương trình nghị sự APEC 2017 và được tất cả các thành viên APEC ủng hộ. Điều này xác nhận tính đúng đắn của sự lựa chọn của Việt Nam. Nó chứng tỏ cả tầm nhìn lẫn sự nhạy bén của Việt Nam khi xác định các vấn đề chiến lược đặt ra cho APEC.

Tôi cho rằng việc APEC 2017 thảo luận hai chủ đề này một cách sâu sắc và đúng tầm sẽ giúp đưa ra những gợi ý phát triển quan trọng cho các nền kinh tế thành viên APEC trong giai đoạn tới.

Phóng viên: Với vị trí là bộ quản lý lĩnh vực trên thì Bộ Công thương cần có những hành động gì để triển khai sáng kiến này, thưa ông?

TS Trần Đình Thiên: Thực ra, trong nhiều năm qua, Bộ Công thương đã làm nhiều việc để triển khai hai hướng hoạt động này trong nền kinh tế. Đã thu được những kết quả bước đầu quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại điện tử. Khía cạnh “công nghiệp hỗ trợ” thì còn nhiều chuyện ngổn ngang. Cho nên, việc Bộ Công thương chủ động đưa hai vấn đề này ra thảo luận tại Diễn đàn APEC, theo tôi, là kết quả “tự nhiên”.

Tuy nhiên, điểm mới ở đây chính là khía cạnh “xuyên biên giới” – không chỉ đối với vấn đề “thương mại điện tử” mà cho cả vấn đề “công nghiệp hỗ trợ”. Bộ Công thương ý thức rõ được tính chất toàn cầu của cả hai vấn đề. Do đó, đưa ra thảo luận chung trong APEC.

Để triển khai sáng kiến này, chắc chắn còn rất nhiều việc phải làm. Trước hết, phải tư duy lại chính các khái niệm “thương mại điện tử” và “công nghiệp hỗ trợ” trong không gian liên kết xuyên biên giới, trong môi trường tự do hóa và trên nền tảng thay đổi sâu sắc về công nghệ, nhất là công nghệ số, công nghệ tự động hóa và công nghệ “in” sản phẩm.

Tiếp đó là phải thiết kế lại chiến lược cơ cấu ngành trong tầm nhìn liên kết, hội nhập. Đây là việc đại sự nhưng lại mới về tính chất. Khi kinh tế thế giới kết nối theo chuỗi, đặt trên nền tảng công nghệ cao và tự do hóa thì không thể tiếp cận chiến lược cơ cấu ngành như xưa.

Thứ ba là cởi bỏ các rào cản, các nút thắt thể chế, cơ chế, chính sách để cho cái mới vào. Thương mại điện tử xuyên biên giới, công nghiệp hỗ trợ trong chuỗi toàn cầu là những cái mới đó. Cách tiếp cận một nền kinh tế không dùng tiền mặt trên nền tảng kinh tế số mà ông Jack Ma của Tập đoàn Alibaba vừa có buổi thuyết trình đầy cảm hứng là một phần, nhưng có lẽ là phần cốt lõi, của câu chuyện này.

Chính phủ đang làm những việc này một cách quyết liệt. Làm thật. Bộ Công thương cũng đang nỗ lực rất tích cực. Tôi tin rằng sẽ có kết quả tích cực. Song để không bị tụt hậu thì phải nỗ lực hơn rất nhiều, và phải đúng hướng – đúng logic thời đại và với tầm nhìn liên kết, hội nhập toàn cầu.

Nhìn vào công tác chuẩn bị và nội dung đề xuất liên quan đến kinh tế, thương mại, hội nhập cho tuần lễ cấp cao APEC 2017 mà Bộ Công thương đã thực hiện có thể thấy ngành Công thương đã làm tốt công việc của mình, cả ở phần nội dung lẫn phần tổ chức sự kiện, đóng góp xứng đáng vào sự thành công của APEC 2017.

Thái Cripton là công ty hoạt động trong lĩnh vực cung ứng các sản phẩm phục vụ cho ngành công nghiệp hỗ trợ. Để trở thành đơn vị hàng đầu trong cả nước về vai trò của nhà phân phối máy móc, vật tư, hóa chất… dùng để hoàn thiện bề mặt sản phẩm, Thái Cripton đã liên hệ với nhiều thương hiệu uy tín trên thế giới để đưa các sản phẩm hỗ trợ ngành công nghiệp phụ trợ về Việt Nam cung cấp cho các đơn vị có nhu cầu sử dụng.

Trong định hướng phát triển công ty, Thái Cripton luôn chú trọng đến chất lượng dịch vụ, sự hài lòng của khách hàng. Các sản phẩm công ty đang phân phối như: bánh nỉbánh bùi nhùibánh nỉ đánh bóng, bánh mài xước… cùng nhiều loại máy móc khác đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giá cả, chất lượng cũng như chế độ bảo hành và dịch vụ hậu mãi sau bán hàng tốt nhất.

Để biết thêm thông tin chi tiết về các sản phẩm ngành công nghiệp hỗ trợ Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN THÁI CRIPTON VIỆT NAM

Website: thaicripton.com.vn - maydanhbongrung.com.vn

TRỤ SỞ MIỀN BẮC

Địa chỉ: Số 68 đường Hoàng Công Chất, tổ 11, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội

Điện thoại: 04 3763 3950

Fax: 04 3763 3951

(Theo Maydanhbongrung.com.vn)