Doanh nghiệp nợ thuế bị cơ quan thuế áp dụng biện pháp cưỡng chế hóa đơn (hóa đơn không còn giá trị sử dụng) có thể được sử dụng hóa đơn lẻ để đảm bảo sản xuất kinh doanh được liên tục.
Tuy nhiên, doanh nghiệp phải làm văn bản đề nghị với cơ quan thuế và cam kết nộp đủ số thuế phát sinh trên hóa đơn xuất lẻ đó, cộng thêm một phần số nợ thuế cũ trước đó.
Kế hoạch trả nợ thuế này phải đảm bảo nộp hết toàn bộ trước ngày 31-12 năm đó. Nếu doanh nghiệp vi phạm cam kết thì cơ quan thuế dừng ngay việc xuất hóa đơn lẻ.
Đây là quy định trongdự thảo thông tưcủa Bộ Tài chính mới đây về cưỡng chế nợ thuế nhằm để cho doanh nghiệp có thể để tiếp tục sản xuất kinh doanh và có doanh thu nộp thuế. Việc này giải quyết vòng “luẩn quẩn” lâu nay là doanh nghiệp không có tiền nộp thuế nên bị cưỡng chế hóa đơn, mà bị cưỡng chế hóa đơn thì không kinh doanh gì được nên lại càng không có tiền để trả nợ thuế.
Doanh nghiệp nộp thuế tại Kho bạc Nhà nước quận 1. Ảnh: Quỳnh Như
Trường hợp số tiền thuế nợ, tiền chậm nộp lớn hơn số doanh thu phát sinh trên các hóa đơn sẽ sử dụng đến cuối năm hoặc doanh nghiệp đang âm vốn chủ sở hữu thì doanh nghiệp phải cam kết nộp toàn bộ số tiền thuế phát sinh cho hóa đơn xuất lẻ đó và nộp số tiền thuế, tiền chậm nộp còn nợ bằng 20%-30% doanh thu trên hóa đơn xuất lẻ.
Nguồn 24h
-
Morgan Stanley thu được gì khi giúp SCIC bán vốn tại Vinamilk?
-
Cách các công ty Nhật giúp nhân viên ngủ trưa
-
Bộ GD&ĐT phát động phong trào ủng hộ miền Trung
-
Xu hướng thiết kế nhà kho thép tiền chế phục vụ sản xuất cho doanh nghiệp
-
Giá vàng không chịu nổi áp lực, sụt giảm cực mạnh (ngày 8/11)
-
Mercedes công bố giá bán GLA và C-Class 2015
-
Chuyên viên Bộ Nội vụ rút thẻ `dọa` CSGT bị phạt 12,5 triệu đồng
-
Tiếp tục chào bán 1 tấn vàng “Nhà nước”
-
Cậu học trò trường huyện đỗ thủ khoa Học viện Quân y
-
Xe điện Tùng Lâm - Lựa chọn số 1 để đầu tư tại các khu du lịch