Trong khi lãi suất huy động giảm 0,6 điểm phần trăm thì lãi vay mới giảm 0,25 điểm, Ủy ban cho rằng có thể giảm thêm nếu lạm phát tiếp tục ổn định.
Trong báo cáo tình hình kinh tế 7 tháng đầu năm vừa công bố, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia thừa nhận mặt bằng lãi suất thời gian qua đã giảm, cả với tiền gửi lẫn cho vay. Tuy nhiên, theo cơ quan này, tốc độ giảm của lãi suất cho vay lại chậm hơn nhiều so với huy động. Cụ thể, đến tháng 7/2014, lãi suất tiền gửi VND bình quân là 5,53% - giảm 0,6 điểm phần trăm so với đầu năm. Trong khi đó, lãi suất cho vay bình quân vẫn ở khoảng 10,08% một năm - mới giảm 0,25 điểm phần trăm.
Đà giảm của lãi suất cho vay chỉ bằng một nửa so với huy động. Ảnh minh họa: Thanh Lan. |
Trong khi đó, theo Ngân hàng Nhà nước, mặt bằng lãi suất đã giảm về ngang mức của năm 2006-2007. Lãnh đạo nhiều ngân hàng cho biết, lãi suất hiện không còn là vấn đề với các doanh nghiệp trong tiếp cận vốn khi một số đơn vị còn được vay ở mức 5-6% một năm.
Cũng trong báo cáo này, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho rằng mặt bằng lãi suất có điều kiện giảm tiếp để hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Theo cơ quan này, lạm phát ổn định như hiện nay sẽ là cơ sở để Ngân hàng Nhà nước có thể hạ thêm lãi suất. Trong 7 tháng đầu năm, ngoại trừ tháng một - tháng có Tết Nguyên Đán - chỉ số CPI luôn thấp hơn 5%. Lạm phát cơ bản (không bao gồm giá lương thực, thực phẩm, hàng hóa cơ bản, dịch vụ công) thậm chí luôn thấp hơn 4% kể từ tháng 4/2014. Do đó, các chuyên gia của Ủy ban Giám sát nhận định lạm phát sẽ tiếp tục ổn và dự báo cả năm sẽ xấp xỉ 5%. Nhờ vậy, dư địa để giảm giá các mặt hàng cơ bản cũng cần được xem xét.
Tại Hội nghị tổng kết ngành ngân hàng mới đây, không ít lãnh đạo nhà băng đề nghị không nên tiếp tục giảm thêm lãi suất bởi có thể ảnh hưởng đến khả năng huy động tiền gửi của các tổ chức tín dụng.
Mới đây, để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, nhà điều hành đã ra chỉ đạo yêu cầu các ngân hàng tăng cường cho vay tín chấp, đặc biệt với những đối tượng không có điều kiện về tài sản đảm bảo. Các ngân hàng cho rằng vẫn cần thận trọng trong cho vay để tránh nợ xấu trở nên tệ hơn.
Trong khi lạm phát ổn định sẽ tạo dư địa giảm lãi suất thì việc việc lạm phát cơ bản liên tục giảm từ tháng 10/2013 lại là tín hiệu cho thấy tổng cầu vẫn chậm cải thiện. Theo Ủy ban Giám sát, tổng cầu yếu với cả tiêu dùng lẫn đầu tư. Dù tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng luôn tăng cao hơn cùng kỳ nhưng số liệu của Ủy ban này cho thấy, mức cải thiện tổng cầu vẫn không lớn. Trong khi đó, khối lượng vận chuyển hàng hóa trong 7 tháng đầu năm vẫn thấp hơn so với cùng kỳ. Tương tự, đầu tư tư nhân cũng luôn thấp hơn mức tăng cùng kỳ.
Một trong những nguyên nhân khiến đầu tư tư nhân khó tăng là tăng trưởng tín dụng quá thấp. Sau 6 tháng, vốn ngân hàng bơm ra nền kinh tế mới tăng trưởng 3,52% - trong khi cùng kỳ tăng 4,7%. Chưa kể, mức tăng trưởng của tín dụng năm nay có sự đóng góp phần lớn của những đồng vốn ngoại tệ thay vì VND (cho vay ngoại tệ tăng 12,3%, nội tệ chỉ tăng 2,17%).
"Khi lạm phát đang được kiểm soát tốt, trong những tháng cuối năm, chính sách điều hành cần tiếp tục các giải pháp hỗ trợ tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhằm đạt mục tiêu GDP cả năm tăng 5,8%", báo cáo của Ủy ban Giám sát khuyến nghị.
Thanh Thanh Lan
{fcomment}
-
Hãng hàng không phá sản, tiếp viên tất bật đổi nghề
-
TS. Lê Xuân Nghĩa: Xóa nợ xấu, cần nguồn tiền thực sự
-
6 lý do khiến bạn đừng nên bỏ lỡ 'Forest' của Park Hae Jin và Jo Bo Ah
-
'2gether the series': Khi hai trai thẳng va vào đời nhau
-
Hàng nghìn dự án chậm triển khai, gây lãng phí lớn
-
Báo Đài Loan `choáng` trước hiện tượng Sơn Tùng
-
Honda: 'U-23 Campuchia đã chơi tốt, hãy rèn luyện thêm'
-
3 cách giúp vòng 1 chị em quyến rũ hơn từng ngày
-
Năm 2013 của C.Ronaldo: 50 bàn thắng và hơn thế nữa
-
ẤN TƯỢNG VỀ SẮC MÀU VÀ CON NGƯỜI KHI DU LỊCH SAPA