Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho rằng, khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các thủ tục đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường và đấu thầu… gây nhiều phiền hà, tốn kém về thời gian và tiền bạc, làm mất cơ hội kinh doanh và có thể làm giảm tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp và nền kinh tế.
Trong kiến nghị mới đây gửi Thủ tướng, Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho biết, kết quả thực hiện chương trình công tác năm 2018 cho thấy các quy định hiện hành trong 9 luật và các văn bản dưới luật đang gây ra 37 vướng mắc cho doanh nghiệp trong quá trình chuẩn bị, thực hiện dự án đầu tư.
Cụ thể: có 6 vướng mắc do chồng chéo giữa các quy định, 16 vướng mắc do những mâu thuẫn hoặc không tương thích giữa các quy định, 8 vướng mắc do quy định không rõ ràng, thiếu cụ thể, và 7 vướng mắc do quy định bất hợp lý.
Theo đó, Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng vừa đề nghị chỉnh sửa để đồng bộ và hiệu quả hơn.
Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho rằng, khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các thủ tục đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường và đấu thầu… gây nhiều phiền hà, tốn kém về thời gian và tiền bạc, làm mất cơ hội kinh doanh và có thể làm giảm tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.
“Đó cũng là một điểm trừ đáng kể của môi trường kinh doanh nước ta. Thực tế nói trên đã được nhận biết từ mấy năm gần đây”, Tổ tư vấn nhận xét.
Theo Tổ tư vấn, Nghị quyết số 97/NQ-CP ngày 4/11/2016 chỉ đạo “các bộ, cơ quan ngang bộ rà soát, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật liên quan tới đất đai, xây dựng, nhà ở, đầu tư, kinh doanh đang gây vướng mắc, bất cập trong thực tiễn”.
Tuy nhiên, khác với cải cách, bãi bỏ các điều kiện kinh doanh hay kiểm tra chuyên ngành và cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực khác, cho đến nay về cơ bản những điều bất hợp lý, không còn phù hợp… trong lĩnh vực này chưa được bãi bỏ.
Cùng với đó, sự phức tạp của những vấn đề trên chưa được đơn giản hoá, những chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu cụ thể, thiếu rõ ràng… chưa được bổ sung.
Tổ tư vấn cho hay, có nhiều nguyên nhân lý giải cho thực trạng nói trên. Tuy nhiên, nguyên nhân cơ bản có thể là thủ tục đầu tư, xây dựng đối với một dự án đầu tư được quy định phân tán tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật, được thực hiện bởi nhiều cơ quan có thẩm quyền khác nhau từ trung ương đến địa phương.
Bên cạnh đó, trên thực tế cho thấy, cho đến nay không có sự phối hợp, kết nối giữa các cơ quan có liên quan trong thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan đến dự án đầu tư cụ thể.
Do đó, càng không có sự phối hợp hay nỗ lực chung của họ trong cải cách thủ tục hành chính, tháo bỏ các vướng mắc rào cản đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực đầu tư, đất đai, xây dựng, môi trường, đấu thầu, nhà ở và kinh doanh bất động sản…
Tổ tư vấn cũng cho rằng, vướng mắc, khó khăn trong lĩnh vực kể trên chủ yếu liên quan đến thẩm quyền của các cơ quan có liên quan và các thủ tục hành chính do họ thực hiện.
Vì vậy, mỗi một cải cách, thay đổi đều làm cho một hay một số cơ quan có liên quan giảm thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ, tác động bất lợi đến quyền và lợi ích của cơ quan đó.
“Thực tế cho thấy, những cơ quan, tổ chức không bị mất quyền, mất lợi cũng không muốn cải cách, thay đổi; càng không muốn tạo áp lực buộc các cơ quan, cá nhân bị mất quyền lợi phải thay đổi”, báo cáo của Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng nêu rõ.
Phương Dung
Nguồn Dân trí
-
Máy bay Nga, Syria không kích ác liệt vào khu vực Đông Ghouta
-
Giá cổ phiếu tăng mạnh đưa ông chủ Louis Vuitton trở thành người giàu thứ 2 thế giới
-
Honda bắt tay Sony phát triển xe điện, mẫu xe đầu tiên có thể bán vào 2025
-
Những món ăn ngon… rùng rợn cho bữa tiệc Halloween
-
Người Việt ở Nga: Thấy mất nửa tài sản trước mặt mà không làm gì được
-
Nữ tỷ phú Việt đầu tiên được đặt tên cho trường của đại học Oxford
-
Cnet bình chọn 6 sao nữ thông minh nhất làng giải trí Hoa ngữ: Dương Mịch góp tên
-
Chính quyền Yemen muốn các nước Vùng Vịnh can thiệp quân sự
-
Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt mốc 400 tỷ USD
-
Những câu thoại kinh điển của các nhân vật phản diện