Dinh dưỡng và biếng ăn của trẻ em Việt Nam hiện nay được xã hội đặc biệt là cha mẹ trẻ quan tâm rất nhiều.Nhưng tình trạng biếng ăn, thừa thiếu dinh dưỡng chiếm đến (45,9% – 57,7%) ở trẻ nhỏ
Thực trạng dinh dưỡng
Năm 2009 - 2010
Theo nghiên cứu điều tra dinh dưỡng toàn quốc 2009-2010 tại 63 tỉnh/ thành phố với hơn 50.000 trẻ từ 2-5 tuổi cho thấy, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân còn ở mức 19,62%, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi là 29,05%.
Năm 2010 - 2012
Con số này còn tăng lên trong năm 2012, theo công bố mới nhất hiện nay về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam 2010-2012 của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia phối hợp cùng Hội Dinh Dưỡng Việt Nam và Viện Friesland Campina.
Ảnh (st)Dinh dưỡng và biếng ăn của trẻ em Việt Nam hiện nay
Khảo sát cho thấy hơn 50% trẻ em thiếu hụt các vitamin A, B1, C, D và sắt trong chế độ ăn hàng ngày. Trong khi suy dinh dưỡng và thiếu vi chất tiếp tục là những vấn đề đáng quan tâm hàng đầu, thì tỉ lệ trẻ béo phì và dư cân cũng đang gia tăng - đặc biệt là ở các thành phố lớn. Cứ 3-4 trẻ em Việt Nam trong độ tuổi mầm non và tiểu học thì có 1 trẻ trong tình trạng dinh dưỡng không hợp lý: thiếu hoặc thừa dinh dưỡng.
Về vấn đề biếng ăn của trẻ em, trong các nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ bà mẹ mang con đến khám vì lý do biếng ăn cũng ở mức rất cao (45,9% – 57,7%).
Tình trạng trẻ biếng ăn hiện nay
Biếng ăn là vấn đề phổ biến, đang được bàn luận rộng rãi trên hầu hết các diễn đàn dành cho cha mẹ và trẻ nhỏ cũng như các trang báo, có thể coi như là một bài toán hóc búa, khó tìm lời giải của các bà mẹ hiện đại. Câu hỏi “Làm sao cho con ăn đủ chất, phát triển khỏe mạnh” càng “nóng” hơn khi hiện nay mỗi gia đình thường chỉ từ 1 đến 2 con. Có thể nói, chứng biếng ăn là “chướng ngại vật” nặng ký mà các mẹ gặp phải trên chặng đường nuôi con đầy gian nan và vất vả.
Biếng ăn là gì ?
Trẻ được coi là biếng ăn khi không chịu ăn đủ số lượng thức ăn cần thiết. Biếng ăn thường là biểu hiện của nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do bệnh lý hay tâm lý.
Trẻ biếng ăn, ăn ít, ăn không đủ lượng cũng như chất, gây ra tình trạng thiếu nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như đạm, dầu mỡ, vitamin, các yếu tố vi lượng (kẽm,selen)… Thiếu các chất này càng làm cho trẻ biếng ăn hơn, suy dinh dưỡng nặng hơn. Việc trị biếng ăn cho trẻ càng phức tạp hơn bởi vòng tròn luẩn quẩn:
2 trường hợp biếng ăn thường gặp:
- Biếng ăn bệnh lý:
Biếng ăn bệnh lý là một dạng rối loạn ăn uống do trẻ có bệnh lý thực thể hoặc bệnh lý tiêu hoá, gồm những nguyên nhân bệnh lý thường gặp như:
Ảnh (st) Biếng ăn bệnh lý ở trẻ em
- Trẻ mắc các bệnh cấp tính: Viêm phổi, sốt, viêm mũi họng, tiêu chảy, viêm gan, nhiễm khuẩn huyết…
- Trẻ mắc các bệnh mạn tính hoặc bẩm sinh: Tim bẩm sinh, bại não…
- Trẻ mắc các bệnh tổn thương răng miệng: mọc răng, sâu răng, viêm hoặc loét vùng miệng họng…
- Trẻ mắc bênh về đường tiêu hóa, men tiêu hóa tiết ra kém làm giảm yếu tố kích thích thèm ăn dẫn đến biếng ăn ở trẻ nhỏ. Bệnh đường tiêu hóa đặc biệt nguy hiểm. Bởi trẻ không có cảm giác muốn ăn và hấp thụ kém thức ăn, khiến cơ thể suy yếu và không được cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết, làm hệ miễn dịch suy giảm. Trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn và lại tiếp tục bị biếng ăn kéo dài. Đây là một trong những nguyên nhân-thủ phạm gây biếng ăn thường thấy ở trẻ.
- Biếng ăn do tâm lý:
- Quan niệm của người Việt luôn mong muốn con mình ăn uống được nhiều, béo khỏe bụ bẫm. Cuộc sống ngày càng phát triển đồng nghĩa với vật chất đầy đủ và chăm sóc con cái được đầy đủ, nhưng vô hình chung lại gây ra tình trạng cho trẻ ăn quá nhiều. Trẻ không ăn được thì ép ăn. Và tác hại khôn lường là gây ra tâm lý ức chế, sỡ hãi với thức ăn ở trẻ. Nguy hiểm hơn là hình thành tâm lý đối kháng và cũng việc hình thành tính cách không tự chủ ở trẻ.
Ảnh (st)Biếng ăn do tâm lý ở trẻ
- Biếng ăn do thay đổi đột ngột món ăn hoặc người cho trẻ ăn
- Trẻ biếng ăn do món ăn quá quen thuộc không có thay đổi và lặp lại thường xuyên. Thực đơn bữa ăn của trẻ không phong phú. Nếu ngày nào cũng là một nồi cháo thập cẩm, cho dù cung cấp đủ rau xanh và thịt, cá nhưng chắc chắn làm trẻ chán, không hứng thú với chuyện ăn uống.
- Biếng ăn do bị ức chế về cảm giác ăn no. Cha mẹ thường ép con ăn đủ số lượng dự tính nhưng lại không quan tâm xem thực tế trẻ đã no chưa. Việc ép ăn như vậy trong thời gian dài gây ra tâm lý đối kháng với trẻ khi ăn, dần dần dẫn đến tình trạng biếng ăn và bỏ ăn ở trẻ.
Chứng biếng ăn cần xác định rõ nguyên nhân dựa vào tình trạng thực tế của trẻ cũng như những biểu hiện để các bà mẹ phân biệt được biếng ăn do bệnh lý hay do tâm lý, từ đó có phương pháp điều trị biếng ăn tích cực, đúng hướng và hiệu quả cho trẻ.
Tham khảo thêm : Tổng hợp thông tin về trẻ biếng ăn.
{fcomment}
-
Hé lộ hộ chiếu của đất nước bí ẩn Triều Tiên
-
Biển người Triều Tiên mít tinh chống Mỹ
-
Vietcombank ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với Smartlink và VinEcom
-
Người dùng iPhone Việt đã có thể chỉnh sửa bài viết Facebook
-
Trung Quốc lùi thời điểm thông quan 2 cửa khẩu giáp Cao Bằng
-
Gói 30.000 tỷ mới giải ngân được hơn 10%
-
Phát hiện thêm nhiều hộ dân làm nhà ôm 'trọn' dây thông tin đường sắt
-
Vàng đắt giá nhất mọi thời đại, vượt trên 51 triệu đồng/lượng
-
Bóng đá Việt Nam : Những lỗ hổng "ban đầu"
-
Top 3 Bước nhảy Hoàn vũ tiết lộ bí mật trước giờ G