"Vừa qua, tôi đánh giá cao về cách điều hành thị trường vàng. Bao nhiêu năm qua, vàng làm cho tỷ giá rất gay go, nhưng điều hành đã làm được điều này".
Phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ chiều 27/6, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tỏ ý biểu dương nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước trong điều hành chính sách tiền tệ, trong đó có thị trường vàng.
Theo người đứng đầu Chính phủ, việc điều hành thị trường vàng trong thời gian qua không phải chỉ nhằm mục tiêu giá vàng trong nước bằng với giá vàng thế giới. Theo Thủ tướng là "không có cái đó".
Bởi lẽ, theo Thủ tướng, Việt Nam không phải là nước sản xuất được vàng mà phải nhập khẩu vào chịu thuế, vận chuyển mất bao nhiêu, làm sao bằng giá gốc được.
Do đó, điều hành thị trường vàng phải là làm sao huy động được nguồn lực vàng, người có vàng không bị thiệt hại gì.
"Điều này là khó nhưng vẫn phải làm để ổn định kinh tế vĩ mô. Đi đâu cũng niêm yết bằng vàng thì làm sao ổn định kinh tế vĩ mô được. Ý kiến nào tốt thì tiếp thu, nhưng không có lùi, không thể quay lại tự do vàng thành phương tiện thanh toán như trước đây", Thủ tướng nói.
Kết luận chung về tình hình chung kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm, Thủ tướng khẳng định "chủ trương đưa ra là đúng rồi, nhưng nghiêm túc rằng việc này còn chậm. Rút kinh nghiệm là cần quyết liệt hơn trong khâu thực hiện, chúng ta làm có cái còn chậm quá, chẳng hạn như Công ty mua bán nợ phải mất 6, 7 tháng mới ra được nghị định".
Về vấn đề nhà ở xã hội, Thủ tướng nhấn mạnh, Chính phủ đã đưa ra gói hỗ trợ nhưng bây giờ vẫn còn ý kiến khác nhau về thế nào là thu nhập thấp, thế nào là nhà ở xã hội, các địa phương lại khác nhau về tiêu chí...do đó cần quyết liệt hơn để cụ thể hóa thể chế để thực hiện.
"Chắc chắn sẽ có chỗ này phù hợp, chỗ kia không phù hợp, nên các bộ, ngành cần lắng nghe để bổ sung thực hiện. Chẳng hạn như về nhà ở xã hội, lắng nghe và tiếp thu đi, cái gì chưa phù hợp thì bổ sung kịp thời", Thủ tướng lưu ý.
Lưu ý trong điều hành 6 tháng cuối năm, Thủ tướng nhấn mạnh, cần tiếp tục tập trung điều hành phù hợp các giải pháp để kiểm soát tốt lạm phát, không chủ quan.
"Có đồng chí nói, tôi cũng thừa nhận là không quá lo lắng, nhưng không phải là không có tình huống lạm phát cao trở lại. Giá xăng dầu, dịch vụ phải điều hành sao cho phù hợp để tăng trưởng hợp lý nhưng kiểm soát được lạm phát, gắn với đó là tăng tổng cầu, gắn với mục tiêu tăng trưởng đề ra là 5,5%".
Thủ tướng yêu cầu, trước hết, trong điều hành phải giảm mặt bằng lãi suất, tuy nhiên giảm nhưng phải phù hợp với lạm phát, bởi lãi suất huy động bằng hoặc thấp hơn lạm phát thì làm sao huy động được tiền?
"Đề nghị hết sức lưu ý tăng dư nợ tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên, nông nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ... Phấn đấu đưa dư nợ tín dụng vào đúng chỗ, đúng doanh nghiệp có triển vọng. Điều hành làm sao cho nhịp nhàng, đừng giật cục. Cố gắng đưa Công ty quản lý nợ vào hoạt động trong tháng này để xử lý nợ xấu", Thủ tướng nói.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng chỉ đạo các bộ, ngành phải tích cực để các ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp tiếp cận vốn, tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản vì tồn kho bất động sản hiện vẫn rất lớn.
Về tái cơ cấu kinh tế, Thủ tướng lưu ý, hiện đề án tổng thể đã có rồi, các doanh nghiệp, bộ ngành cần sớm trình đề án tái cơ cấu của ngành, lĩnh vực và địa phương mình.
Theo lịch trình, phiên họp Chính phủ sẽ được tiếp tục trong ngày mai, 28/6.
Theo Từ Nguyên
Vneconomy
-
Một trụ cột của tuyển Thái Lan bị loại khỏi AFF Cup
-
Pù Luông, nơi mùa xuân đến sớm
-
Điểm qua những mẫu hoa sinh nhật đẹp nhất năm 2021 tại Love Arts Flowers
-
Gạo Việt phải sang Thái kiểm định, tốn 500 USD/mẫu
-
Mua máy căng khung in lưới nên tới địa chỉ nào?
-
Danh sách các khu công nghiệp bị xét thu hồi
-
Chubb Life đẩy mạnh các giải pháp số nâng cao trải nghiệm khách hàng
-
ACB nói gì về hàng nghìn tỷ đồng nợ bị treo?
-
Hoàng Anh Gia Lai tạm thở phào!
-
iPhone X giành chiến thắng ngoạn mục ngay trên "sân nhà" của Samsung, LG