Chủ trương di chuyển Trường ĐH Y tế Công cộng tại địa chỉ 138 Giảng Võ(Ba Đình, Hà Nội) đã có từ lâu, nhưng đến nay Bộ Y tế và Công ty cổ phần đầu tư Văn Phú-Invest mới vừa ký kết hợp đồng xây mới trụ sở Đại học Y tế công cộng.
Dự án nằm ở mặt tiền phố Giảng Võ - tuyến phố lớn thuộc trung tâm Hà Nội - nên khu đất được giới kinh doanh bất động sản đánh giá là khu đất “kim cương”.
Tháng 8/2010, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có văn bản đồng ý cho phép Bộ Y tế được bán chỉ định mảnh đất này, đồng thời chỉ định nhà đầu tư đàm phán hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) thực hiện dự án xây dựng trụ sở mới trên khu đất tại xã Đông Ngạc.
Để có được khu đất này Văn Phú Invest phải đầu tư xây dựng Trường Đại học Y tế cộng đồng mới tại tại khu đô thị đại học thuộc phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội với tổng mức đầu tư 643,8 tỷ đồng.
Giai đoạn 1 của dự án được xây dựng đồng bộ và hiện đại với tổng số 40.000m2 xây dựng, đáp ứng quy mô đào tạo 4.000 sinh viên
Khi hoàn thành giai đoạn hai, diện tích mặt sàn được nâng lên khoảng 100.000m2. Công trình dự kiến sẽ được nhà đầu tư bàn giao vào năm 2016 để phục vụ năm học mới 2016-2017 của Trường đại học Y tế công cộng.
Với hình thức đầu tư theo hình thức BT (đối đất lấy hạ tầng) thì nhà đầu tư thực hiện được đối ứng bằng nguồn kinh phí bán cơ sở nhà đất mà nhà trường đang quản lý tại phố Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.
Được biết, Trường Đại học Y tế cộng đồng có tổng diện tích 15.600m2, trong đó khu làm việc và ký túc xá 11.000m2, Khu giảng đường 4.000m2…
Thực tế, việc Văn Phú Invest "thâu tóm" dự án này không phải là thông tin mới, trước đó đơn vị này cũng đã được chỉ định làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, sau nhiều năm được chỉ định, dự án vẫn chưa được triển khai thực hiện.
Trước đó, theo thông tin trên báo chí, Thanh tra Chính phủ đã phát hiện nhiều dấu hiệu mù mờ trong việc thực hiện hợp đồng “đổi đất lấy công trình” này.
Cụ thể, tháng 5/2010, Bộ Y tế có tờ trình xin chủ trương triển khai dự án này và chỉ định nhà đầu tư với lý do “tính cấp bách cần sớm triển khai dự án đầu tư phục vụ hoạt động của trường”.
Sau khi xem xét hồ sơ năng lực của 3 nhà đầu tư, Trường ĐH Y tế Công cộng chọn nhà đầu tư là Công ty CP Đầu tư Văn Phú - Invest và chính thức phát hành hồ sơ yêu cầu, xét hồ sơ đề xuất báo cáo Bộ Y tế.
Tuy nhiên, theo báo cáo của chủ đầu tư, việc phát hành hồ sơ yêu cầu đã không đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng. Có 3 nhà đầu tư tự tìm hiểu và nộp hồ sơ năng lực. Tại thời điểm thanh tra, dự án đầu tư xây dựng trụ sở mới Trường ĐH Y tế Công cộng vẫn chưa được lập dự án để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nhà đầu tư chưa huy động đủ nguồn vốn đầu tư để triển khai thực hiện dự án, chưa đền bù giải phóng mặt bằng...
Ngoài ra, cơ sở nhà, đất khuôn viên của Trường ĐH Y tế Công cộng tại 138B Giảng Võ được bán chỉ định khi quy hoạch tổng thể chưa được phê duyệt, chưa thỏa thuận phương án kiến trúc, chưa định giá bán cơ sở vật chất theo giá thị trường và chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Một trong những nguyên nhân khiến cho dự án chậm được triển khai là khi đất tại Đông Ngạc gặp khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng, trong khi việc định giá khu đất 138B Giảng Võ lại khó định giá.
Tuy nhiên, sau 5 năm vướng mắc và "lùng bùng", Văn Phú - Invest vẫn chính thức trở thành chủ mới của khu đất vàng này.
Thực tế, cái tên Văn Phú - Invest không còn xa lạ với giới kinh doanh địa ốc tại Hà Nội, bởi cả sự nổi tiếng và tai tiếng.
Được thành lập năm 2003 theo Quyết định số 620/QĐ-UB của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú - Invest lúc đó là Chi nhánh tại Hà Nội của Công ty Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh nhà Quảng Ninh do Nhà nước làm chủ sở hữu, hoạt động độc lập trong các lĩnh vực tư vấn đầu tư, kinh doanh, xây dựng và phát triển bất động sản.
Sau 5 năm hoạt động, năm 2008, ban lãnh đạo Chi nhánh Hà Nội của Công ty Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh nhà Quảng Ninh đã chính thức cổ phần hóa doanh nghiệp, chuyển đổi mô hình hoạt động thành công ty cổ phần và đổi tên thành Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú – Invest.
Văn Phú - Invest hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh dự án bất động sản. Các dự án đình đám được Văn Phú - Invest phát triển như: khu đô thị Văn Phú (Hà Đông), Văn Phú Vitoria (Hà Đông), Home City,...
Dù chưa phát triển nhiều dự án, nhưng các dự án của Văn Phú - Invest luôn khiến thị trường phải quan tâm. Tại thời kỳ thị trường sốt nóng, dự án khu đô thị Văn Phú trở thành một trong những "điểm nóng".
Tuy nhiên, khi "hết sốt", cả một khu đô thị hoành tráng bỗng biến thành một khu đô thị ma, hầu hết các biệt thự tại đây đều bị bỏ hoang, không có người ở, các tiện ích tại khu đô thị cũng chưa có dù hầu hết căn biệt thự đã xây thô xong.
Một trong những dự án khá tai tiếng khác của Văn Phú - Invest là dự án Văn Phú Victoria. Trước đó, hồi năm 2013, khách hàng mua nhà tại dự án Văn Phú Victoria cũng đã tá hỏa trước việc chủ đầu tư là CTCP Đầu tư Văn Phú (Văn Phú Invest) ra thông báo chấm dứt hợp đồng với một số đơn vị thứ cấp. Cũng may, công văn đình chỉ đã bị “treo” vì đơn vị thứ cấp đạt được thỏa thuận với chủ đầu tư trong việc nộp tiền.
Tiếp đó, đến đầu năm 2015, khách hàng mua dự án này lại gửi đơn lên báo chí về việc không được nhận nhà như cam kết.
Cụ thể, ngày 30/9/2013, ông H. nhận chuyển nhượng Hợp đồng Mua bán căn hộ số 071/HĐMB – VB/HNM (căn hộ số 1406, tòa V3, Chung cư Văn Phú Victoria) từ ông Nguyễn Thanh S. (trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) với mức giá 1,835 tỷ đồng. Việc chuyển nhượng hợp đồng này được Văn phòng công chứng Thành Đô (Văn Phú, Hà Đông, Hà Nội) và bên bán nhà là CTCP Đầu tư và kinh doanh bất động sản Hà Nội mới (Công ty Hà Nội mới - chủ đầu tư thứ cấp) xác nhận.
Đến tháng 8/2014, thời điểm chủ đầu tư Dự án Chung cư Văn Phú Victoria giao nhà cho khách hàng, ông H. mới “tá hỏa” vì không nhận được căn hộ số 1406 theo cam kết và khiếu nại đến nhà đầu tư thứ cấp là Công ty Hà Nội mới.
Việc khách hàng gặp nhiều rắc rối khi căn hộ Dự án Chung cư Văn Phú Victoria của CTCP Đầu tư Văn Phú qua nhiều chủ đầu tư thứ cấp (chứ không chỉ có duy nhất là Công ty Hà Nội mới). Cuối năm 2014, nhiều khách hàng của Dự án Chung cư Văn Phú Victoria cũng không nhận được căn hộ khi ký hợp đồng mua bán qua các chủ đầu tư thứ cấp như CTCP Đầu tư xây dựng và địa ốc Vinareal, CTCP Thuần Phương hay CTCP Đầu tư xây dựng bất động sản Lanmark…
Cho đến nay, cả chủ đầu tư cấp I (CTCP Đầu tư Văn Phú) và các chủ đầu tư thứ cấp vẫn chưa có câu trả lời chính xác với khách hàng về số phận các căn hộ của dự án, dù công trình đã tổ chức lễ bàn giao căn hộ cho khách hàng từ nửa năm nay.
Ngoài những tai tiếng liên quan đến các dự án, hồi năm 2014, Văn Phú Invest cũng nổi đình nổi đám khi tung ra thị trường dự án Home City. Dự án vừa mở bán đã "cháy hàng" và các căn hộ được "cò" đất đẩy chênh lên mức giá từ vài chục triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng cho những căn đẹp.
Ngoài các dự án đang kinh doanh, Văn Phú Invest hiện đang đầu tư 2 dự án là Hùng Sơn Villa và dự án 138B Giảng Võ.
Với số lượng dự án mà đơn vị này sở hữu, đặc biệt là những khu đất vàng hiếm hoi tại Hà Nội có thể thấy tiềm lực thực sự của chủ đầu tư này.
Tháng 8/2010, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có văn bản đồng ý cho phép Bộ Y tế được bán chỉ định mảnh đất này, đồng thời chỉ định nhà đầu tư đàm phán hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) thực hiện dự án xây dựng trụ sở mới trên khu đất tại xã Đông Ngạc.
Đất vàng 138B Giảng Võ chính thức về tay Văn Phú Invest |
Giai đoạn 1 của dự án được xây dựng đồng bộ và hiện đại với tổng số 40.000m2 xây dựng, đáp ứng quy mô đào tạo 4.000 sinh viên
Khi hoàn thành giai đoạn hai, diện tích mặt sàn được nâng lên khoảng 100.000m2. Công trình dự kiến sẽ được nhà đầu tư bàn giao vào năm 2016 để phục vụ năm học mới 2016-2017 của Trường đại học Y tế công cộng.
Với hình thức đầu tư theo hình thức BT (đối đất lấy hạ tầng) thì nhà đầu tư thực hiện được đối ứng bằng nguồn kinh phí bán cơ sở nhà đất mà nhà trường đang quản lý tại phố Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.
Được biết, Trường Đại học Y tế cộng đồng có tổng diện tích 15.600m2, trong đó khu làm việc và ký túc xá 11.000m2, Khu giảng đường 4.000m2…
Thực tế, việc Văn Phú Invest "thâu tóm" dự án này không phải là thông tin mới, trước đó đơn vị này cũng đã được chỉ định làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, sau nhiều năm được chỉ định, dự án vẫn chưa được triển khai thực hiện.
Trước đó, theo thông tin trên báo chí, Thanh tra Chính phủ đã phát hiện nhiều dấu hiệu mù mờ trong việc thực hiện hợp đồng “đổi đất lấy công trình” này.
Cụ thể, tháng 5/2010, Bộ Y tế có tờ trình xin chủ trương triển khai dự án này và chỉ định nhà đầu tư với lý do “tính cấp bách cần sớm triển khai dự án đầu tư phục vụ hoạt động của trường”.
Sau khi xem xét hồ sơ năng lực của 3 nhà đầu tư, Trường ĐH Y tế Công cộng chọn nhà đầu tư là Công ty CP Đầu tư Văn Phú - Invest và chính thức phát hành hồ sơ yêu cầu, xét hồ sơ đề xuất báo cáo Bộ Y tế.
Tuy nhiên, theo báo cáo của chủ đầu tư, việc phát hành hồ sơ yêu cầu đã không đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng. Có 3 nhà đầu tư tự tìm hiểu và nộp hồ sơ năng lực. Tại thời điểm thanh tra, dự án đầu tư xây dựng trụ sở mới Trường ĐH Y tế Công cộng vẫn chưa được lập dự án để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nhà đầu tư chưa huy động đủ nguồn vốn đầu tư để triển khai thực hiện dự án, chưa đền bù giải phóng mặt bằng...
Ngoài ra, cơ sở nhà, đất khuôn viên của Trường ĐH Y tế Công cộng tại 138B Giảng Võ được bán chỉ định khi quy hoạch tổng thể chưa được phê duyệt, chưa thỏa thuận phương án kiến trúc, chưa định giá bán cơ sở vật chất theo giá thị trường và chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Một trong những nguyên nhân khiến cho dự án chậm được triển khai là khi đất tại Đông Ngạc gặp khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng, trong khi việc định giá khu đất 138B Giảng Võ lại khó định giá.
Tuy nhiên, sau 5 năm vướng mắc và "lùng bùng", Văn Phú - Invest vẫn chính thức trở thành chủ mới của khu đất vàng này.
Thực tế, cái tên Văn Phú - Invest không còn xa lạ với giới kinh doanh địa ốc tại Hà Nội, bởi cả sự nổi tiếng và tai tiếng.
Được thành lập năm 2003 theo Quyết định số 620/QĐ-UB của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú - Invest lúc đó là Chi nhánh tại Hà Nội của Công ty Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh nhà Quảng Ninh do Nhà nước làm chủ sở hữu, hoạt động độc lập trong các lĩnh vực tư vấn đầu tư, kinh doanh, xây dựng và phát triển bất động sản.
Sau 5 năm hoạt động, năm 2008, ban lãnh đạo Chi nhánh Hà Nội của Công ty Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh nhà Quảng Ninh đã chính thức cổ phần hóa doanh nghiệp, chuyển đổi mô hình hoạt động thành công ty cổ phần và đổi tên thành Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú – Invest.
Văn Phú - Invest hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh dự án bất động sản. Các dự án đình đám được Văn Phú - Invest phát triển như: khu đô thị Văn Phú (Hà Đông), Văn Phú Vitoria (Hà Đông), Home City,...
Dù chưa phát triển nhiều dự án, nhưng các dự án của Văn Phú - Invest luôn khiến thị trường phải quan tâm. Tại thời kỳ thị trường sốt nóng, dự án khu đô thị Văn Phú trở thành một trong những "điểm nóng".
Tuy nhiên, khi "hết sốt", cả một khu đô thị hoành tráng bỗng biến thành một khu đô thị ma, hầu hết các biệt thự tại đây đều bị bỏ hoang, không có người ở, các tiện ích tại khu đô thị cũng chưa có dù hầu hết căn biệt thự đã xây thô xong.
Một trong những dự án khá tai tiếng khác của Văn Phú - Invest là dự án Văn Phú Victoria. Trước đó, hồi năm 2013, khách hàng mua nhà tại dự án Văn Phú Victoria cũng đã tá hỏa trước việc chủ đầu tư là CTCP Đầu tư Văn Phú (Văn Phú Invest) ra thông báo chấm dứt hợp đồng với một số đơn vị thứ cấp. Cũng may, công văn đình chỉ đã bị “treo” vì đơn vị thứ cấp đạt được thỏa thuận với chủ đầu tư trong việc nộp tiền.
Tiếp đó, đến đầu năm 2015, khách hàng mua dự án này lại gửi đơn lên báo chí về việc không được nhận nhà như cam kết.
Cụ thể, ngày 30/9/2013, ông H. nhận chuyển nhượng Hợp đồng Mua bán căn hộ số 071/HĐMB – VB/HNM (căn hộ số 1406, tòa V3, Chung cư Văn Phú Victoria) từ ông Nguyễn Thanh S. (trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) với mức giá 1,835 tỷ đồng. Việc chuyển nhượng hợp đồng này được Văn phòng công chứng Thành Đô (Văn Phú, Hà Đông, Hà Nội) và bên bán nhà là CTCP Đầu tư và kinh doanh bất động sản Hà Nội mới (Công ty Hà Nội mới - chủ đầu tư thứ cấp) xác nhận.
Đến tháng 8/2014, thời điểm chủ đầu tư Dự án Chung cư Văn Phú Victoria giao nhà cho khách hàng, ông H. mới “tá hỏa” vì không nhận được căn hộ số 1406 theo cam kết và khiếu nại đến nhà đầu tư thứ cấp là Công ty Hà Nội mới.
Việc khách hàng gặp nhiều rắc rối khi căn hộ Dự án Chung cư Văn Phú Victoria của CTCP Đầu tư Văn Phú qua nhiều chủ đầu tư thứ cấp (chứ không chỉ có duy nhất là Công ty Hà Nội mới). Cuối năm 2014, nhiều khách hàng của Dự án Chung cư Văn Phú Victoria cũng không nhận được căn hộ khi ký hợp đồng mua bán qua các chủ đầu tư thứ cấp như CTCP Đầu tư xây dựng và địa ốc Vinareal, CTCP Thuần Phương hay CTCP Đầu tư xây dựng bất động sản Lanmark…
Cho đến nay, cả chủ đầu tư cấp I (CTCP Đầu tư Văn Phú) và các chủ đầu tư thứ cấp vẫn chưa có câu trả lời chính xác với khách hàng về số phận các căn hộ của dự án, dù công trình đã tổ chức lễ bàn giao căn hộ cho khách hàng từ nửa năm nay.
Ngoài những tai tiếng liên quan đến các dự án, hồi năm 2014, Văn Phú Invest cũng nổi đình nổi đám khi tung ra thị trường dự án Home City. Dự án vừa mở bán đã "cháy hàng" và các căn hộ được "cò" đất đẩy chênh lên mức giá từ vài chục triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng cho những căn đẹp.
Ngoài các dự án đang kinh doanh, Văn Phú Invest hiện đang đầu tư 2 dự án là Hùng Sơn Villa và dự án 138B Giảng Võ.
Với số lượng dự án mà đơn vị này sở hữu, đặc biệt là những khu đất vàng hiếm hoi tại Hà Nội có thể thấy tiềm lực thực sự của chủ đầu tư này.
Nguồn VTC News
Tin nên đọc
-
Lần đầu tiên trong lịch sử Oscar: Áo dài Việt rạng rỡ chiếm trọn spotlight trên thảm đỏ
-
Chỉ vài ngàn 1 kg nhưng loại củ này lại có công dụng như nhân sâm
-
Giá USD tiếp tục giảm tại các ngân hàng thương mại
-
Top 10 smartphone tốt nhất: iPhone, Samsung, Pixel áp đảo
-
Điểm mặt những chòm sao nữ siêu “háo sắc”
-
Danh hài Hoài Linh kiếm tiền `khủng` nhất năm 2015
-
Lý Tiểu Long là cao thủ đấm nhanh nhất giới võ học
-
Cán bộ quỹ tín dụng chết bên đường: Bắt được kẻ gây tai nạn rồi bỏ trốn
-
Rượu vang nhập khẩu và những lưu ý khi mua hàng
-
Chú rể TQ tặng cô dâu 21 tỷ đồng ngay trong lễ cưới