Samsung tiếp tục nhận được ưu đãi đặc biệt

ngày 28/08/2014

Bộ Tài chính (BTC) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị chấp nhận áp dụng chính sách Hải quan ưu tiên đối với ba công ty thuộc Tập đoàn Samsung.

Như vậy, tiếp sau những chính sách ưu tiên về thuế của Chính phủ, bộ ngành và địa phương, Samsung tiếp tục nhận được ưu đãi lớn về lĩnh vực hải quan vì đạt các tiêu chuẩn làm ăn lâu dài và đầu tư vào công nghệ cao tại Việt Nam.

Samsung tiếp tục nhận được ưu đãi đặc biệt
Samsungđangđược thụ hưởng các chính sáchưuđãiđặc biệt của Chính phủ và cácđịa phương vì chiến lược làmăn lâu dài và cam kếtđầu tư chiều sâu công nghệ cao


Chính sách ưu đãi Hải quan được BTC kiến nghị nằm trong chế độ doanh nghiệp (DN) ưu tiên với những DN lớn, dự án quan trọng trong Thông tư số 86/2013/TT-BTC về áp dụng chế độ ưu tiên Hải quan đối với DN ưu tiên.

Theo đó, các ưu tiên về chính sách Hải quan đối với ba công ty của Samsung sẽ là miễn kiểm tra hồ sơ hải quan và hàng hóa thực tế; khai hải quan 1 lần; được ưu tiên áp dụng chế độ tự thanh khoản, hoàn thuế trước và sau kiểm tra… trong quá trình thông quan, trước và sau thông quan.

Như vậy, với kiến nghị này Samsung tiếp tục nhận được những cơ chế và ưu đãi lớn sau chính sách miễn thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) của Nhà nước lẫn các chính sách ưu đãi riêng của Bắc Ninh và Thái Nguyên. Cụ thể, vừa qua Chính phủ cũng chấp nhân ưu đãi cho Samsung Display đưởng hưởng thuế suất 10% trong 30 năm kể từ khi DN này có doanh thu, miễn 4 năm và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo nếu dự án đáp ứng tiêu chí về công nghệ cao như cam kết.

UBND Bắc Ninh cũng ưu đãi giảm 50% thuế TNDN cho ba công ty của Samsung sau khi hết điều kiện miễn giảm của Chính phủ. Ngoài ra, địa phương này cũng dành nhiều tỷ đồng để giải phóng mặt bằng và đảm bảo điện, nước cho các dự án của Samsung.

Hiện tai Việt Nam, Samsung đang đầu tư hai nhà máy lớn tại Bắc Ninh và Thái Nguyên chủ yếu sản xuất điện thoại thông minh, Ipad và màn hình tinh thể lỏng. Cam kết đầu tư vào công nghệ cao của Samsung cũng được thể hiện rõ khi ông lớn này thành lập hai viên nghiên cứu, phát triển và thiết kế sản phẩm di động và công nghệ cao tại Hà Nội và sắp tới là TP HCM. Đây là những tiêu chí cho 1 nhà đầu tư được hưởng các ưu đãi về chính sách đặc thù.

Phải nói sau nhiều động thái tăng cường đầu tư hiện Samsung rất được ưu tiên cả về chính sách cũng như tạo mọi điều kiện kinh doanh. Mặc dù, chính sách ưu đãi hải quan cho DN ưu tiên có quy định DN phải đạt 24 tháng mới được thụ hưởng, xét yếu tố này thì 3 công ty của Samsung đều chưa đủ 2 năm. Tuy nhiên, đại diện của Bộ Tài chính cho biết: đây là DN lớn của thế giới, có chiến lược đầu tư bài bản và có cam kết đầu tư vào công nghệ cao nên đặt cách.

Theo GS Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội DN Đầu tư nước ngoài (VAFIE): “Chính sách thu hút của Việt Namđã thay đổi từ lượng sang “chất”. Có một số lo ngại về việc mở toang ưu đãi cho Samsung sẽ tạo tiền lệ xấu, tuy nhiên tôi cho rằng sau một thời gian dàiđi tìm DNđểđặtưuđãi và trăn trở với kế hoạch nâng tầm chất lượng cho các dựán FDI, thìSamsung là DN FDI chúng ta cần trao và xứng đáng với các ưu đãi đang được trao cơ hội. Họ cam kết bỏ 5,7 tỷ USD - một số vốn rất lớn; xây dựng hai viện nghiên cứu và phát triển (R&D) tại Hà Nội và TP HCMđể nghiên cứu sáng chế và phát minh. Họ giải quyết côngăn, việc làm chohơn 5000 kỹ sư,lao động lành nghềcho Việt Nam. Vấn đề lâu dài hơn chính là Samsung đang là “con cá mập đầu đàn” để lôi kéo các DN sản xuất phụ trợkhác từ Hàn Quốc, Trung Quốc về Việt Nam và tạo cú hích công nghiệp hỗ trợ Việt Nam phát triển trong thời gian tới”.

Mặc dù đã làm được nhiều điều song đến nay, Samsung vẫn chưa thuyết phục được các chuyên gia kinh tế bởi dù XK lớn nhưng Samsung cũng NK đến 80% giá trị, đóng góp đáng kể vào tỷ lệ nhập siêu của Việt Nam.

Nếu con số 23 tỷ USD giá trị kim ngạch xuất khẩu Samsung mang về chiếm 17% tổng kim ngạch XK năm 2013 được đánh giá rất cao thì con số nhập khẩu của DN này cũng rất lớn, 21 tỷ USD. Tức là giá trị gia tăng của Samsung tại Việt Nam chỉ vỏn vẹn chỉ 2 tỷ USD. Năm 2012, DN này cũng chỉ đóng góp 500 triệu USD giá trị gia tăng trong số 12 – 13 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu. Lý do được Samsung đưa ra chính là việc tìm kiếm đối tác cung cấp linh phụ kiện cho hãng tại Việt Nam quá khó và rất ít DN Việt Nam lọt được vào chuỗi sản xuất của hãng.

Ba công ty con của Samsung tại Việt Nam là Công ty Samsung Display (Bắc Ninh) , Công ty TNHH Samsung Electro-Mechanics Việt Nam (Thái Nguyên) và Công ty TNHH Hansol Electronics Việt Nam (Thái Nguyên).

{fcomment}