Tình hình của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã thay đổi rất nhiều sau lần gặp mặt gần đây nhất.
Hôm qua (8/6), hai nhà lãnh đạo cấp cao nhất của Mỹ và Trung Quốc đã có cuộc gặp mặt đầu tiên kể từ khi Trung Quốc hoàn tất quá trình chuyển giao quyền lực. Cuộc gặp này cũng đánh dấu bước quan trọng trong quan hệ kinh tế giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới: tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc sụt giảm mạnh sau thời kỳ bùng nổ trong khi kinh tế Mỹ đang dần dần hồi phục sau thời gian dài suy thoái.
Mark Williams – chuyên gia phân tích tại Capital Economics, trong những cuộc gặp gần đây giữa lãnh đạo hai nước, dường như Trung Quốc chiếm ưu thế. Tuy nhiên, giờ đây điều này đã phai nhạt khi Trung Quốc nhận ra rằng những thử thách mà nước này gặp phải trong trung hạn đang ngày càng tăng lên.
Lần cuối cùng Chủ tịch nước Trung Quốc đến Mỹ là vào tháng 1/2011. Khi ông Hồ Cẩm Đào đến Mỹ, Trung Quốc đang tăng trưởng với tốc độ 9,3%, bất chấp khủng hoảng tài chính đang lan rộng trên toàn cầu. Ngược lại, kinh tế Mỹ chỉ tăng trưởng 0,1% trong quý I/2011. Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã thực hiện vòng nới lỏng định lượng thứ hai.
Giờ đây, "gió đã đổi chiều". Kinh tế Mỹ phục hồi và tăng trưởng 2,4% trong quý I vừa qua. Sức mạnh công nghệ đã giúp Mỹ hồi sinh hai ngành vốn "uể oải" trước đó: sản xuất và năng lượng. Khí đá phiến (shale gas) giúp Mỹ lấy lại vị thế nhà cung cấp năng lượng hùng mạnh nhất thế giới.
Trong khi đó, các lãnh đạo Trung Quốc vẫn đi tìm công thức thúc đẩy sáng tạo khoa học và công nghệ. Họ cũng phải tìm cách giải quyết bong bóng tín dụng và bất động sản. Theo tính toán của Goldman Sachs, GDP của Trung Quốc chỉ tăng trưởng 6,4% trong quý I, ghi nhận quý tăng trưởng thấp nhất kể từ khủng hoảng tài chính.
Chủ tịch Tập Cận Bình cũng tìm cách giảm bớt nỗi lo lắng về việc Trung Quốc đầu tư quá nhiều vào Mỹ. Ông cũng phải trấn an người Mỹ rằng Trung Quốc thực sự nghiêm túc về cải cách kinh tế. Tổng thống Obama muốn khuyến khích Bắc Kinh tuân thủ những cam kết của các vị lãnh đạo: chuyển biến nền kinh tế sang phụ thuộc vào tiêu dùng nội địa nhiều hơn là xuất khẩu và đầu tư. Điều này sẽ tạo ra cơ hội thương mại và đầu tư cho các doanh nghiệp Mỹ.
"Chúng tôi nhìn nhận cuộc gặp này là cơ hội để hiểu rõ hơn về các chính sách và cải cách trong nước" mà ông Tập Cận Bình và các lãnh đạo cấp cao khác đang thảo luận, một quan chức của Nhà Trắng cho hay.
Theo Lawrence Summers – chuyên gia kinh tế đến từ Harvard và là cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ, không ai có thể chắc chắn về tương lai của kinh tế Trung Quốc.
Các vị lãnh đạo mới của Trung Quốc – những người vừa mới lên nắm quyền từ tháng 3 vừa qua – đang phác họa những kế hoạch loại bỏ sự phụ thuộc vào xuất khẩu và đầu tư vào cơ sở hạ tầng cũng như những ngành thâm dụng vốn. Theo nhiều chuyên gia nhận định, đây là thời cơ để Mỹ hỗ trợ chương trình cải cách của Trung Quốc.
Một số người khác thì cho rằng Mỹ có ít ảnh hưởng đối với Bắc Kinh, và sự hậu thuẫn của Mỹ có thể dễ dàng dẫn đến cảm giác ông Tập đang quỵ lụy trước người Mỹ.
Các vị lãnh đạo trước đây của Trung Quốc cũng nói về thay đổi nhưng họ hiếm khi chuyển lời nói thành hành động. Ví dụ, nâng cao phúc lợi xã hội cho lao động nhập cư từ lâu nay đã được nhìn nhận là điều cần thiết. Tuy nhiên, những kiến nghị không được thực hiện bởi vấp phải sự phản đối từ những người muốn giữ nguyên hiện trạng.
Trung Quốc cũng có thể loại bỏ những chính sách bất lợi cho các công ty Mỹ. Ví dụ, Trung Quốc phải giảm độc quyền nhà nước trong các ngành sản xuất sắt, nhôm và nhiều ngành công nghiệp khác. Theo Charlene Barshefsky – nguyên trưởng đại diện thương mại Mỹ ở Trung Quốc, cải cách nên được đánh giá kỹ lưỡng và gắn liền với lợi ích của Mỹ.
Trong thời gian gần đây, Trung Quốc đã có những dấu hiệu có thể tham gia những hiệp ước thương mại tự do do Mỹ đứng đầu (như hiệp ước Xuyên Thái Bình Dương – TPP). Xiao Geng, chuyên gia đến từ Fung Global Institute, cho rằng trong khi quá trình gia nhập của Trung Quốc sẽ kéo dài và gặp nhiều trắc trở, việc Trung Quốc đứng ra bàn bạc đã là một bước tiến lớn. Điều này có nghĩa là Trung Quốc đang tìm cách sử dụng các hiệp ước quốc tế để thúc đẩy thay đổi trong nước – giống như sự kiện gia nhập WTO hồi năm 2001.
Trong bối cảnh tăng trưởng trong nước chậm lại, các doanh nghiệp Trung Quốc cũng tìm kiếm các thương vụ thâu tóm ở nước ngoài. Để đầu tư ra nước ngoài, các doanh nghiệp nhà nước phải được tư nhân hóa. Đồng thời, Mỹ cũng có thể coi đây là cái cớ để buộc Trung Quốc phải mở cửa thị trường mạnh mẽ hơn.
Đồng nhân dân tệ gần như chắc chắn sẽ không phải là chủ đề được thảo luận. Kể từ chuyến thăm hồi năm 2011 của ông Hồ Cẩm Đào, đồng tiền này đã tăng giá 11,9% so với đồng USD (tính cả lạm phát). Trong khi NHTW Trung Quốc can thiệp để ngăn chặn đà tăng của đồng nhân dân tệ trong những tháng gần đây, các doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc đã có một thời kỳ khá khó khăn. Do đó, ông Tập Cận Bình có thể lập luận rằng Mỹ không nên chỉ trích chính sách tiền tệ của Trung Quốc.
Thu Hương
Nguồn: cafef.vn
{fcomment}
-
TQ: Nhân dân tệ mất giá vẫn không "khát vàng"?
-
So sánh thực lực của đội tuyển Việt Nam với Iran, Iraq và Yemen
-
Huyền thoại Arsenal- Milan: Sống lại thời oai hùng
-
5 bộ phận cực độc của vịt, gà thèm mấy cũng không ăn kẻo rước bệnh vào người
-
VietinBank lãi hơn 3.800 tỷ đồng
-
Mito giữ Công Phượng, bầu Đức ra điều kiện gật đầu
-
Quận 3, TP.HCM: Mở rộng hẻm, bài học quý về niềm tin của dân
-
Cuộc đua công nghệ xế hộp tại CES 2020
-
Nhà vô địch V-League nhận tin cực buồn từ 'hòn đá tảng' tuyển Việt Nam
-
Chậm làm sổ đỏ có thể bị phạt đến 1 tỷ đồng