“Mỗi năm chúng tôi đều tìm kiếm nhân sự, tuyển người học ở trong nước rồi nước ngoài, nhưng tuyển được người giỏi khó lắm”.
Ông Cao Tấn Khổng – Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước (KTNN) thừa nhận như vậy tại cuộc họp công bố báo cáo kế hoạch kiểm toán năm 2015, ngày 20/3.
Lực lượng mỏng, KTNN “lực bất tòng tâm”
Theo ông Cao Tấn Khổng, hiện lực lượng kiểm toán viên của KTNN đang quá “mỏng”, đây là hạn chế khiến các lãnh đạo KTNN đau đầu trong suốt thời gian dài qua. Mỗi năm nhu cầu kiểm toán các đối tượng, lĩnh vực đều mở rộng, nhưng KTNN “lực bất tòng tâm” do đội ngũ cán bộ có hạn.
“Quốc hội giao nhiệm vụ nhiều, nhưng để tìm được đủ người đảm đương nhiệm vụ đã là bài toán khó. Chưa kể, tuyển được người giỏi bây giờ càng khó hơn”- Phó tổng KTNN chia sẻ.
Ông Cao Tấn Khổng - Phó tổng KTNN (giữa): Tuyển được kiểm toán viên giỏi khó lắm
Ông Khổng nói thêm, KTNN vẫn thường xuyên “săn” tuyển cán bộ về làm việc và chủ yếu tìm kiếm các ứng viên giỏi học tập trong và ngoài nước. Nhưng thực tế khi tuyển về vẫn phải qua đào tạo lại và cần thời gian mới đáp ứng được công việc. Năm 2015 KTNN sẽ khắc phục, tập trung và phân bổ lực lượng để đảm đương nhiệm vụ.
“Với số lượng cán bộ còn hạn chế, nên chúng tôi vẫn tâm niệm làm ít, làm chắc, tốt hơn làm quá nhiều”- vị Phó tổng KTNN phân trần.
Có quá nhiều quỹ tài chính ngoài ngân sách
Cũng tại cuộc họp, đề cập tới chuyện đang có quá nhiều quỹ tài chính ngoài ngân sách đang tồn tại, ông Bùi Đức Thụ - Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội cho rằng, chính sự tồn tại quá nhiều của các quỹ tài chính ngoài ngân sách Nhà nước dẫn tới nảy sinh tình trạng chồng lấn đối với nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách.
“Số lượng quỹ của chúng ta quá nhiều, không nói quỹ chung mà riêng quỹ tài chính Nhà nước cũng nhiều. Phần lớn trong số này lại trùng với nguồn thu nhiệm vụ chi ngân sách Nhà nước, như quỹ bảo trì đường bộ, quỹ về phòng chống thuốc lá…”- ông Thụ nhìn nhận.
Với tư cách là Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, đồng thời cũng là Đại biểu Quốc hội, ông Thụ cho hay, Ủy ban Tài chính – Ngân sách đã phối hợp với Bộ Tài chính tiếp thu ý kiến, giải trình trước Quốc hội theo hướng loại bỏ quỹ bị trùng.
“Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII, ý kiến giải trình này sẽ được trình ra Quốc hội. Nếu ĐBQH tán thành thì sẽ được thể chế hóa vào Luật Ngân sách Nhà nước. Vì thế, chắc chắn số lượng các quỹ tài chính như vậy sẽ ít đi”- ông nói.
Nói về chuyện kiểm toán các quỹ tài chính dạng này, ông Thụ thừa nhận, do số lượng quỹ quá lớn, lực lượng kiểm toán viên mỏng, phạm vi mỗi kỳ kiểm toán rộng nên tỷ trọng kiểm toán đối tượng các quỹ tài chính còn thấp. Đơn cử, nếu trước đây số lượng bộ, ngành cần kiểm toán chỉ chiếm một nửa, nhưng nay đã tăng lên 2/3, chưa kể số lượng các tập đoàn, tổng công ty, rồi kiểm toán lĩnh vực…. trong khi số lượng kiểm toán viên lại chưa được tăng lên. Nhưng ông Thụ kỳ vọng, tới đây khi phạm vi kiểm toán được mở rộng, KTNN được bổ sung thêm nguồn nhân lực, thì phạm vi kiểm toán các quỹ tài chính Nhà nước sẽ được chú trọng hơn.
Nguồn 24h
-
Giết vợ trước mộ con gái: Bật mí lá đơn gửi công an
-
Honda công bố giá Civic Si Sedan và Coupe
-
Bác sĩ đau đầu vì chứng than vãn của bệnh nhân
-
“Giá cước taxi Việt Nam cao hơn cả Singapore”
-
Vingroup là doanh nghiệp BĐS Việt Nam duy nhất được chọn vào Top 100 công ty hàng đầu ASEAN
-
Anh nông dân mất oan tỷ đồng vì… kho báu trong vườn
-
Những cuộc ăn chia nảy lửa giữa kiều nữ và môi giới mại dâm
-
Những quan điểm sai lầm về bệnh tình dục
-
Phim 'Tầng lớp Itaewon' của Park Seo Joon và Kim Da Mi rating giảm 3 tập liên tiếp
-
Tỷ phú từng giàu nhất TG "khóc" vì vàng