Nợ sinh viên đã trở thành khoản nợ lớn thứ hai của người Mỹ, chỉ sau nợ thế chấp.
Học phívà các loại phí khác trong các trường đại học Mỹ đã tăng 6 lần trong 4 thập niên gần đây để bù đắp khoản đầu tư của Chính phủ vào đại học công đã giảm gần 1/4. Ngoài ra, các khoản học bổng của Chính phủ ngày càng ít đi. Trong khi đó, mức thu nhập của tầng lớp thấp và trung lưu tại Mỹ hầu như không thay đổi. Vì vậy, các khoản tiền dành cho việc trả nợ ngày càng chiếm tỷ lệ lớn hơn trong tổng chi tiêu củasinh viên.
Vì khó tiếp cận với các khoản vay liên bang, nhiều sinh viên tìm đến các công ty tư nhân để vay tiền trong khi, lãi suất tại đây thường rất cao, có thể gấp 3 lần lãi suất vay của chính phủ. Những khoản nợ học phí do vậy cũng tăng lên nhanh chóng.
Theo chiếc đồng hồ được trang Market Watch đăng tải, cứ mỗi giây trôi qua, tổng khoản nợ của sinh viên Mỹ lại tăng thêm hơn 2,7 USD. Theo tạp chí Forbes, hiện có hơn 40 triệu người Mỹ đang phải gánh trên vai những khoản nợ từ thời sinh viên để lại. Trung bình mỗi sinh viên ra trường, phải mất tới 20 năm, mới có thể trả hết nợ.
Thực tế, các sinh viên không phải là đối tượng duy nhất chịu ảnh hưởng từ món nợ khổng lồ này. Các khoản nợ sinh viên thậm chí còn đang làm thay đổi cả nền kinh tế Mỹ. Giải quyết vấn đề nợ sinh viên là một trong những chủ đề được người dân Mỹ rất quan tâm. Nợ sinh viên cũng trở thành chủ đề chủ chốt trong các buổi vận động tranh cử của các ứng viên tổng thống Mỹ hiện nay.
Nguồn 24h
-
Tờ báo hơn trăm tuổi của Trung Quốc "về tay" Alibaba
-
Hôm nay, Chính phủ họp về việc cấp giấy phép cho hãng bay của ông Johnathan Hạnh Nguyễn
-
Review 'Onward': Bạn sẽ làm gì khi thấy người mình yêu thương tan biến ngay trước mặt?
-
10 trường kinh doanh danh giá nhất thế giới
-
ĐBQH coi đa cấp biến tướng là tệ nạn
-
Những thực phẩm “cấm kỵ” đối với bệnh viêm họng
-
Sự "thác loạn" ở các vũ trường Sài Gòn
-
Máy bay lạ hạ cánh gần tòa nhà quốc hội, an ninh Mỹ báo động khẩn
-
Hạt gạo “gánh” nhiều tin đồn!
-
Gỡ nút thắt cho kinh tế Đà Nẵng