Thật khó tưởng tượng, có những hãng bay chỉ chuyên vận chuyển thuốc phiện từ Tam giác vàng quá cảnh Nam Việt Nam rồi phân phối đi khắp thế giới.
Lịch sử những chuyến bay đầy ma túy
Trước đây, khi còn xâm chiếm Đông Dương, cơ quan tình báo Pháp đã từng tiến hành nhiều chuyến bay vận chuyển loại hàng này từ Bắc Lào về Sài Gòn rồi từ đó chuyển đi khắp thế giới. Sau khi người Pháp rút, những chuyến bay trên không còn.
Tuy nhiên, lại có các chuyến bay khác do mafia đảo Corse tiến hành. Trong đó phải kể đến Paul Louis Levet, sang Sài Gòn vào năm 1953, khởi nghiệp bằng nghề buôn tiền, vàng từ Sài Gòn sang Marseille. Khi Pháp rút khỏi Đông Dương, Levet chuyển sang Bangkok, lập công ty Pacific Industrial làm bình phong để thu gom thuốc phiện từ vùng Tam Giác Vàng, chuyển về căn cứ ở Bắc Thái Lan từ đó đưa ra cảngg biển phía Nam Thái Lan và Sài Gòn theo đường thuỷ về Marseille (Pháp).
Những năm 50 - 60 của thế kỷ trước, để có kinh phí cho việc củng cố quyền lực, Ngô Đình Nhu, cố vấn cao cấp của nguỵ quyền Sài Gòn, đã giao cho Trần Kim Tuyến, Giám đốc Sở Nghiên cứu Chính trị, tìm cách tổ chức đường dây thu mua thuốc phiện.
Nhận lời đề nghị hợp tác từ Trần Kim Tuyến, đường dây vận chuyển của Levet do một số tên giang hồ người Corse được tập hợp. Máy bay mà bọn chúng dùng thường là những chiếc Beechraft hai động cơ, sẵn sàng cất cánh trong nhiều địa hình.
Trong đó có Gerard Labenski, chủ quán rượu Snow Leopard (Báo Tuyết) nằm bên cạnh căn cứ không quân Phonsavan trên Cánh Đồng Chum (Lào). Đây là địa điểm để trao đổi mua bán và cũng là kho chứa thuốc phiện.
Ngoài ra, chở thuê cho Levet còn có hai cựu sĩ quan Pháp kỳ cựu nữa là Roger Zoile và René Enjabal, ông chủ của hãng hàng không tư nhân Babal Air Force với chỉ duy nhất một chiếc máy bay. Song, ông chủ hãng hàng không trên cũng không biết đã vận chuyển bao nhiêu thuốc phiện bay qua Lào, Thái và Nam Việt Nam để về Marseille.
Tuy nhiên, một ước lượng cho biết, từ 1954-1958, với cầu hàng không thuốc phiện này, sản lượng thuốc phiện thô trên đất Lào đã tăng gấp đôi, từ 70 tấn lên 150 tấn. Trung bình, mỗi chuyến bay chở từ 200kg thuốc phiện trở lên.
Những cuộc triệt hạ lẫn nhau
Lợi nhuận cao, cạnh tranh khốc liệt đã khiến các đối thủ tìm cách triệt hạ nhau.
Đầu tiên, chiếc Cessna 195 của Gerard Labenski đang đậu trên đường băng Phonsavan bỗng dưng phát nổ chỉ vài phút trước khi khởi động máy. Nhưng đến ngày 25/8/1960, chuyến bay chở 220kg thuốc phiện của Gerard Labenski vừa đáp xuống Xuân Lộc thì bị cảnh sát bắt, máy bay bị tịch thu.
Dù Labenski không hề khai báo nửa câu, nhưng "đại lý" thuốc phiện của y ở Sài Gòn cũng bị cảnh sát vây chặt. "Tổng đại lý" Francoise Mitard và 6 thủ hạ trong tập đoàn "nàng tiên nâu" của Labenski đều vào trại giam. Riêng Labenski và Mitard, mỗi tên lĩnh một bản án 5 năm.
Số phận của Enjabal, ông chủ của hãng hàng không tư nhân Babal Air Force cũng tương tự. Ngày 19/11/1959, khi vừa đáp xuống sân bay nhỏ gần Buôn Mê Thuột, René Enjabal cũng bị cảnh sát lôi ra khỏi máy bay, tịch thu luôn 293kg thuốc phiện. Sau vài tuần giam giữ, y được tha nhưng trở thành kẻ trắng tay.
Sau đó, tay phi công lão luyện này phải bay thuê cho hãng hàng không Lao Comerciale Air thuộc sở hữu của Bonaventure Francisci, cũng là của một mafia đảo Corse, với mức lương 15 dollas cho mỗi giờ bay. Nhưng y đâu có biết chính Francisci đã chỉ điểm cho cảnh sát Nam Việt Nam tịch thu máy bay của Enjabal và đưa Labenski vào tù!
Trần Kim Tuyến nhận ra Francisci là một tay mafia đầy thế lực, cực kỳ gian xảo, nên y đã tham mưu cho Nhu cắt làm ăn với Paul Louis Levet vốn đang bị dư luận nhòm ngó. Quan hệ với Nhu, Francisci không gặp bất cứ sự rắc rối nào khi chở thuốc phiện từ Bắc Lào về Nam Việt Nam, ở đó người của Nhu đón sẵn tại các phi trường, nhưng cũng có chuyến được thả theo toạ độ trên vùng Vịnh Thái Lan. Tất cả những chuyến bay trên đều núp dưới dạng những chuyến bay thuê, thả hàng tiếp tế cho quân đội hoặc phục vụ các nhà ngoại giao.
Và cứ thế, hàng tháng máy bay của Francisci thực hiện hàng trăm chuyến bay, chở một thứ hàng duy nhất là hàng trăm cân thuốc phiện, cứ mỗi chuyến bay y lại bỏ túi không dưới 20 nghìn USD. Từ Nam Việt Nam, thuốc phiện được vận chuyển đi Marseille một cách gọn gàng.
Tuy đã triệt hạ Labenski và biến Enjabal thành kẻ làm thuê, nhưng công việc buôn lậu thuốc phiện của Francisci vẫn chưa yên, bởi ngoài hai hãng hàng không đã bị phá sản, ông trùm Louis Levet vẫn còn có quan hệ và điều phối được nhiều hãng khác, trở thành đối thủ đáng gờm của Francisci.
Ngày 18/7/1963, tại Bangkok, Levet nhận được bức điện phát đi từ Sài Gòn với nội dung: "Mọi thứ đều OK. Cho người đến gặp tôi vào ngày 19 tại phòng 33, khách sạn Continental, Sài Gòn - Poncho". "Poncho" là mật danh của những kẻ chuyên buôn "nàng tiên nâu".
Levet phái ngay Michel Libert mang một va li chứa 1,8kg heroin phóng ngay tới sân bay Don Muang ở Bangkok giao cho một tay xách hàng chuyên nghiệp đã đặt vé trên tuyến Bangkok - Sài Gòn. Nhưng cảnh sát Thái kịp xuất hiện, Levet được thả vì "thiếu chứng cứ". Tuy vậy, người ta cũng không thấy hắn đâu nữa còn Libert phải năm năm bóc lịch trong nhà đá để rồi lại làm thuộc hạ cho Francisci!
Triệt hạ được đối thủ, Francisci thâu tóm được đường dây vận chuyển "nàng tiên nâu" về Nam Việt Nam, nhưng tháng 10/1964, Francisci giao cho Enjabal cầm lái chở hàng 600kg thuốc phiện qua thả cho hải quân Việt Nam Cộng hoà ở vịnh Thái Lan. Trên đường về, máy bay của Enjabal bay lạc sang Thái Lan. Hai chiếc T-28 của không quân Hoàng Gia Thái áp sát chiếc Beechraft của Lao Commerciale Air, buộc nó phải đáp xuống một căn cứ không quân trên đất Thái.
Chính quyền Thái nghi ngờ Enjabal là gián điệp đang bay do thám. Để thoát thân, Enjabal khai tất tần tật việc chở thuốc phiện sang Vịnh Thái Lan. Thế nên hắn chỉ bị ngồi tù 6 tuần, nhưng đường dây vận chuyển "nàng tiên nâu" của Francisci bị phanh phui. Thêm vào đó, sau một thời gian ngồi tù, hai nạn nhân của y là Labenski và Mitard đã xé bỏ luật im lặng của mafia, tố cáo hoạt động buôn lậu thuốc phiện của Francisci với cơ quan bài trừ ma tuý.
Nhưng Francisci vẫn không hề từ bỏ, những chuyến bay chở đầy thuốc phiện của Lao Comerciale Air, vẫn tiếp tục trên bầu trời Đông Nam Á nhưng có phần kín đáo hơn. Nó chỉ thật sự chấm dứt vào năm 1965 khi tướng Ouane Vattikone, tư lệnh Biệt khu thủ đô Vientian (Lào) với sự hậu thuẫn của Thủ tướng Phoumi Nosavan đứng ra thâu tóm, độc quyền việc cung cấp thuốc phiện từ Lào và Tam Giác Vàng ra thế giới, nhưng thay những kiện thuốc phiện cồng kềnh là những gói heroin nhỏ gọn.
Nhưng sự thực đó lại được diễn ra suốt cả mấy thập niên 50, 60 và đầu 70 của thế kỷ trước. Cuộc triệt hạ lẫn nhau của những kẻ thực hiện cầu hàng không trên cũng không kém phần ly kỳ.
Lịch sử những chuyến bay đầy ma túy
Trước đây, khi còn xâm chiếm Đông Dương, cơ quan tình báo Pháp đã từng tiến hành nhiều chuyến bay vận chuyển loại hàng này từ Bắc Lào về Sài Gòn rồi từ đó chuyển đi khắp thế giới. Sau khi người Pháp rút, những chuyến bay trên không còn.
Chân dung Paul Louis Levet |
Tuy nhiên, lại có các chuyến bay khác do mafia đảo Corse tiến hành. Trong đó phải kể đến Paul Louis Levet, sang Sài Gòn vào năm 1953, khởi nghiệp bằng nghề buôn tiền, vàng từ Sài Gòn sang Marseille. Khi Pháp rút khỏi Đông Dương, Levet chuyển sang Bangkok, lập công ty Pacific Industrial làm bình phong để thu gom thuốc phiện từ vùng Tam Giác Vàng, chuyển về căn cứ ở Bắc Thái Lan từ đó đưa ra cảngg biển phía Nam Thái Lan và Sài Gòn theo đường thuỷ về Marseille (Pháp).
Những năm 50 - 60 của thế kỷ trước, để có kinh phí cho việc củng cố quyền lực, Ngô Đình Nhu, cố vấn cao cấp của nguỵ quyền Sài Gòn, đã giao cho Trần Kim Tuyến, Giám đốc Sở Nghiên cứu Chính trị, tìm cách tổ chức đường dây thu mua thuốc phiện.
Nhận lời đề nghị hợp tác từ Trần Kim Tuyến, đường dây vận chuyển của Levet do một số tên giang hồ người Corse được tập hợp. Máy bay mà bọn chúng dùng thường là những chiếc Beechraft hai động cơ, sẵn sàng cất cánh trong nhiều địa hình.
Trong đó có Gerard Labenski, chủ quán rượu Snow Leopard (Báo Tuyết) nằm bên cạnh căn cứ không quân Phonsavan trên Cánh Đồng Chum (Lào). Đây là địa điểm để trao đổi mua bán và cũng là kho chứa thuốc phiện.
Ngoài ra, chở thuê cho Levet còn có hai cựu sĩ quan Pháp kỳ cựu nữa là Roger Zoile và René Enjabal, ông chủ của hãng hàng không tư nhân Babal Air Force với chỉ duy nhất một chiếc máy bay. Song, ông chủ hãng hàng không trên cũng không biết đã vận chuyển bao nhiêu thuốc phiện bay qua Lào, Thái và Nam Việt Nam để về Marseille.
Tuy nhiên, một ước lượng cho biết, từ 1954-1958, với cầu hàng không thuốc phiện này, sản lượng thuốc phiện thô trên đất Lào đã tăng gấp đôi, từ 70 tấn lên 150 tấn. Trung bình, mỗi chuyến bay chở từ 200kg thuốc phiện trở lên.
Những cuộc triệt hạ lẫn nhau
Lợi nhuận cao, cạnh tranh khốc liệt đã khiến các đối thủ tìm cách triệt hạ nhau.
Đầu tiên, chiếc Cessna 195 của Gerard Labenski đang đậu trên đường băng Phonsavan bỗng dưng phát nổ chỉ vài phút trước khi khởi động máy. Nhưng đến ngày 25/8/1960, chuyến bay chở 220kg thuốc phiện của Gerard Labenski vừa đáp xuống Xuân Lộc thì bị cảnh sát bắt, máy bay bị tịch thu.
Dù Labenski không hề khai báo nửa câu, nhưng "đại lý" thuốc phiện của y ở Sài Gòn cũng bị cảnh sát vây chặt. "Tổng đại lý" Francoise Mitard và 6 thủ hạ trong tập đoàn "nàng tiên nâu" của Labenski đều vào trại giam. Riêng Labenski và Mitard, mỗi tên lĩnh một bản án 5 năm.
Số phận của Enjabal, ông chủ của hãng hàng không tư nhân Babal Air Force cũng tương tự. Ngày 19/11/1959, khi vừa đáp xuống sân bay nhỏ gần Buôn Mê Thuột, René Enjabal cũng bị cảnh sát lôi ra khỏi máy bay, tịch thu luôn 293kg thuốc phiện. Sau vài tuần giam giữ, y được tha nhưng trở thành kẻ trắng tay.
Sau đó, tay phi công lão luyện này phải bay thuê cho hãng hàng không Lao Comerciale Air thuộc sở hữu của Bonaventure Francisci, cũng là của một mafia đảo Corse, với mức lương 15 dollas cho mỗi giờ bay. Nhưng y đâu có biết chính Francisci đã chỉ điểm cho cảnh sát Nam Việt Nam tịch thu máy bay của Enjabal và đưa Labenski vào tù!
Trần Kim Tuyến nhận ra Francisci là một tay mafia đầy thế lực, cực kỳ gian xảo, nên y đã tham mưu cho Nhu cắt làm ăn với Paul Louis Levet vốn đang bị dư luận nhòm ngó. Quan hệ với Nhu, Francisci không gặp bất cứ sự rắc rối nào khi chở thuốc phiện từ Bắc Lào về Nam Việt Nam, ở đó người của Nhu đón sẵn tại các phi trường, nhưng cũng có chuyến được thả theo toạ độ trên vùng Vịnh Thái Lan. Tất cả những chuyến bay trên đều núp dưới dạng những chuyến bay thuê, thả hàng tiếp tế cho quân đội hoặc phục vụ các nhà ngoại giao.
Và cứ thế, hàng tháng máy bay của Francisci thực hiện hàng trăm chuyến bay, chở một thứ hàng duy nhất là hàng trăm cân thuốc phiện, cứ mỗi chuyến bay y lại bỏ túi không dưới 20 nghìn USD. Từ Nam Việt Nam, thuốc phiện được vận chuyển đi Marseille một cách gọn gàng.
Tuy đã triệt hạ Labenski và biến Enjabal thành kẻ làm thuê, nhưng công việc buôn lậu thuốc phiện của Francisci vẫn chưa yên, bởi ngoài hai hãng hàng không đã bị phá sản, ông trùm Louis Levet vẫn còn có quan hệ và điều phối được nhiều hãng khác, trở thành đối thủ đáng gờm của Francisci.
Ngày 18/7/1963, tại Bangkok, Levet nhận được bức điện phát đi từ Sài Gòn với nội dung: "Mọi thứ đều OK. Cho người đến gặp tôi vào ngày 19 tại phòng 33, khách sạn Continental, Sài Gòn - Poncho". "Poncho" là mật danh của những kẻ chuyên buôn "nàng tiên nâu".
Levet phái ngay Michel Libert mang một va li chứa 1,8kg heroin phóng ngay tới sân bay Don Muang ở Bangkok giao cho một tay xách hàng chuyên nghiệp đã đặt vé trên tuyến Bangkok - Sài Gòn. Nhưng cảnh sát Thái kịp xuất hiện, Levet được thả vì "thiếu chứng cứ". Tuy vậy, người ta cũng không thấy hắn đâu nữa còn Libert phải năm năm bóc lịch trong nhà đá để rồi lại làm thuộc hạ cho Francisci!
Triệt hạ được đối thủ, Francisci thâu tóm được đường dây vận chuyển "nàng tiên nâu" về Nam Việt Nam, nhưng tháng 10/1964, Francisci giao cho Enjabal cầm lái chở hàng 600kg thuốc phiện qua thả cho hải quân Việt Nam Cộng hoà ở vịnh Thái Lan. Trên đường về, máy bay của Enjabal bay lạc sang Thái Lan. Hai chiếc T-28 của không quân Hoàng Gia Thái áp sát chiếc Beechraft của Lao Commerciale Air, buộc nó phải đáp xuống một căn cứ không quân trên đất Thái.
Chính quyền Thái nghi ngờ Enjabal là gián điệp đang bay do thám. Để thoát thân, Enjabal khai tất tần tật việc chở thuốc phiện sang Vịnh Thái Lan. Thế nên hắn chỉ bị ngồi tù 6 tuần, nhưng đường dây vận chuyển "nàng tiên nâu" của Francisci bị phanh phui. Thêm vào đó, sau một thời gian ngồi tù, hai nạn nhân của y là Labenski và Mitard đã xé bỏ luật im lặng của mafia, tố cáo hoạt động buôn lậu thuốc phiện của Francisci với cơ quan bài trừ ma tuý.
Nhưng Francisci vẫn không hề từ bỏ, những chuyến bay chở đầy thuốc phiện của Lao Comerciale Air, vẫn tiếp tục trên bầu trời Đông Nam Á nhưng có phần kín đáo hơn. Nó chỉ thật sự chấm dứt vào năm 1965 khi tướng Ouane Vattikone, tư lệnh Biệt khu thủ đô Vientian (Lào) với sự hậu thuẫn của Thủ tướng Phoumi Nosavan đứng ra thâu tóm, độc quyền việc cung cấp thuốc phiện từ Lào và Tam Giác Vàng ra thế giới, nhưng thay những kiện thuốc phiện cồng kềnh là những gói heroin nhỏ gọn.
Nguồn: VTC News
{fcomment}
Tin nên đọc
-
Nghỉ lễ dài ngày, nhiều người đón Tết ở nước ngoài
-
Sẽ `ưu tiên` Bộ Quốc phòng, Công an có 6 thứ trưởng?
-
TPHCM nâng cấp công an xã
-
Siết đầu tư công: Có khả thi?
-
Việt Nam đề cao giá trị phổ quát, nhất quán và toàn diện của UNCLOS
-
Nguyên liệu sản xuất Trà xanh C2 Ô Long: Dân Thái Nguyên ngơ ngác
-
Chiêu thổi giá mới của chủ đầu tư bất động sản
-
`Mỹ nhân đẹp nhất Philippines` sinh con gái đầu lòng
-
Hoang tàn rợn người ở chung cư giữa `đất vàng` TP HCM
-
Thịt chưng trứng muối