Với một số người giàu nước này, siêu xe, túi hàng hiệu hay chung cư cao cấp vẫn chẳng thấm tháp vào đâu so với việc sở hữu một viên đá trời.
Tong Xianping là một trong những doanh nhân Trung Quốc đang rất tích cực khuấy động thị trường này. Ông đã chi một triệu NDT (163.000 USD) cho một mảnh vỡ từ thiên thạch Seymchan. Thiên thạch này được phát hiện tại một con sông ở Nga năm 1967 và được cho là có tuổi thọ hàng tỷ năm. "Tôi thấy giá này là xứng đáng. Vì chúng mang tin tức từ vũ trụ xuống", Tong cho biết
Phòng trưng bày của ông ở Urumqi (Tân Cương, Trung Quốc) có hàng chục mẫu vật như vậy. Trong đó có một viên đá màu nâu lấy từ Gibeon - thiên thạch đã rơi xuống Nam Phi từ thời tiền sử, có giá khoảng một triệu NDT. "Những thứ này khó tìm lắm đấy", Tong cho biết trên AFP.
Nghề nghiệp chính của Tong là buôn bán đá quý. "Các giám đốc và nhà sáng lập công ty thích những viên đá to. Xe có thể sản xuất được, nhưng thiên thạch thì chỉ có một", ông cho biết.
Tong đang chỉ vào một mảnh thiên thạch trong phòng trưng bày của mình. Ảnh: AFP |
Cùng có mặt trong phòng của Tong là hai nhà sưu tầm. "Nếu chúng là đá tốt và hiếm, tôi sẵn sàng trả giá cao", Liu - một trong hai vị khách cho biết. Ông hiện là giám đốc một công ty xây dựng.
Các mẫu vật hàng đầu có thể có giá đến hàng nghìn USD khi đấu giá. Không như các nhà cổ sinh vật học và khảo cổ học, những chuyên gia trong lĩnh vực này rất chào đón các thương nhân.
"Chúng tôi luôn duy trì mối quan hệ với các nhà sưu tầm. Chúng tôi không đủ kinh phí cho việc ra ngoài tìm kiếm và thu nhặt. Nhưng chỉ cần một nhóm nhỏ nhà buôn cũng có thể làm được điều đó", Monica Grady - nhà nghiên cứu thiên thạch tại Đại học Mở (Anh) cho biết.
Những người đi tìm thiên thạch phải dựa vào nhà khoa học để định giá các mẫu vật. Trong khi đó, nhà khoa học cũng có thể giữ lại một phần để nghiên cứu.
Dù vậy, cơn sốt thiên thạch của người mua Trung Quốc đã đẩy giá lên rất cao, làm tăng lo ngại hàng giả. "Nhiều người chỉ quan tâm chúng đáng giá bao nhiêu tiền và không hiểu mấy về đặc tính khoa học. Việc này có thể khiến hàng giả gia tăng", Bryan Lee - người thẩm định các mẫu vật tại triển lãm thiên thạch lớn nhất thế giới ở Tuscon (Mỹ) cho biết.
"Người Trung Quốc thích những mẫu vật lớn. Sự xuất hiện của họ trên thị trường cao cấp luôn luôn gây chú ý. Nhưng mẫu vật họ đưa ra thường là hàng giả hoặc bị nhầm. Việc này đã kéo dài nhiều năm rồi và tôi rất e ngại những đồ xuất xứ Trung Quốc", Eric Twelker tại tạp chí Meteorite Times cho biết.
Để tìm kiếm các mảnh thiên thạch, Tong thường xuyên lui tới sa mạc Taklamakan của Trung Quốc với những cồn cát dịch chuyển lớn nhì thế giới. Sa mạc này cũng là nơi đã tìm ra khối thiên thạch Fukang 1.000 kg năm 2000 có giá hàng triệu USD.
Tong cho biết ngoại trừ thời tiết khắc nghiệt, ông còn phải đối mặt với những đàn sói và côn trùng. "Kiến ở đây đông lắm. Chúng có thể ăn hết một cái xúc xích lớn trong 2 phút. Tôi cũng hay gặp rắn và nhện độc nữa. Nhưng tôi vẫn yêu công việc của mình. Bí mật của vũ trụ là vô tận. Và đó là lý do chúng tôi hứng thú với thiên thạch", ông nói.
Theo Vnexpress
{fcomment}
-
Bệnh tay chân miệng có nguy cơ bùng phát mùa tựu trường
-
Nguồn cung căn hộ cao cấp tại Hà Nội lại tăng cao
-
Lập đỉnh doanh số, Mazda CX-5 giữ vững ngôi vương phân khúc
-
Những lưu ý trước khi lựa chọn dịch vụ nấu tiệc cưới hỏi tại nhà bạn cần biết
-
2 cặp sinh đôi ấn tượng mùa thi đại học 2014
-
Trường CĐ Kinh tế đối ngoại chỉ xét tuyển một đợt duy nhất
-
Lái xe ba gác nài nỉ, khóc lóc khi bị CSGT xử phạt
-
Tàu cá “khủng” vướng gầm cầu Xóm Bóng
-
Thách thức quanh cam kết lãi khủng từ bất động sản nghỉ dưỡng
-
Giá vàng hôm nay 5/5, Mỹ - Trung căng thẳng, vàng vững giá