Nhà đầu tư quyết săn cổ phiếu giá bèo

ngày 25/10/2014

Đa số cổ phiếu đã rẻ hơn nhiều nhưng nhà đầu tư vẫn quyết chờ đợi giá cổ phiếu giảm sâu hơn nữa.

Sàn thành phố Hồ Chí Minh

Hôm qua, nhà đầu tư nhen nhóm tư tưởng bắt đáy. Tuy nhiên, áp lực bán ra rất mạnh khiến cho những người lướt sóng tin rằng VN-Index vẫn có thể giảm sâu hơn nữa. Chính vì vậy, lực cầu giảm mạnh trong phiên cuối tuần dù giá cổ phiếu tiếp tục rẻ hơn.

Sau một đợt hồi phục ngắn đầu giờ sáng, VN-Index lại chìm trong sắc đỏ. Nhà đầu tư thận trọng, giao dịch giằng co khiến thị trường ảm đạm. Đóng cửa phiên giao dịch 24/10, VN-Index giảm 2,02 điểm, tương ứng 0,34% và đóng cửa ở mức 591,51 điểm. VN-Index ngày càng rời xa ngưỡng 600 điểm.

Thanh khoản trên sàn thành phố Hồ Chí Minh giảm sâu sau một phiên tăng mạnh. Tổng khối lượng giao dịch đạt 93.570.938 cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 1.580,32 tỷ đồng, giảm khoảng 40% so với hôm qua. Khối lượng giao dịch thỏa thuận đạt 2.827.738 cổ phiếu, tương ứng 84,69 tỷ đồng, giảm mạnh và đứng ở mức rất thấp. Toàn sàn ghi nhận 81 mã tăng giá, 80 mã đứng giá và 125 mã giảm giá.

VN30-Index giảm nhẹ hơn VN-Index. Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/10, VN30-Index giảm 1,32 điểm, tương ứng 0,21% dừng ở mức 629,52 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 32.082.660 cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 673,02 tỷ đồng, giảm 50% so với hôm qua. Nhóm VN30-Index có 5 mã tăng giá, 10 mã đứng giá và 15 mã giảm giá.

Toàn sàn chỉ có 5 blue-chip đi lên với tốc độ rất chậm. CSM tăng 400 đồng/CP lên 45.900 đồng/CP. VIC tăng 400 đồng/CP lên 47.700 đồng/CP. MBB tăng 100 đồng/CP lên 13.900 đồng/CP. IJC tăng 100 đồng/CP lên 13.600 đồng/CP.

Ở chiều ngược lại, blue-chip cũng đi xuống với tốc độ chậm. VNM giảm 1.000 đồng/CP xuống 106.000 đồng/CP. BVH giảm 400 đồng/CP xuống 38.400 đồng/CP. FLC giảm 400 đồng/CP xuống 11.000 đồng/CP. OGC giảm 300 đồng/CP xuống 10.900 đồng/CP. GMD giảm 300 đồng/CP xuống 33.700 đồng/CP. HAG giảm 200 đồng/CP xuống 24.500 đồng/CP.

Có thể thấy, thông tin giá xăng giảm và các báo cáo kết quả kinh doanh quý 3 khá lạc quan của nhiều doanh nghiệp không hỗ trợ nhiều cho thị trường. Nhà đầu tư vẫn tham gia thị trường với tâm trạng lo lắng.

Sàn Hà Nội

Sau một hồi giằng co, các chỉ số trên sàn Hà Nội cũng đi lùi và dừng trong sắc đỏ. Chốt phiên giao dịch cuối tuần, HNX-Index giảm 0,26 điểm, tương ứng 0,3% và đóng cửa ở mức 87,05 điểm. Thanh khoản trên sàn Hà Nội ít biến động

Tổng khối lượng giao dịch trên sàn Hà Nội đạt 59.678.517 cổ phiếu, tương ứng 803,57 tỷ đồng, giảm rất nhẹ so với hôm qua. Khối lượng giao dịch thỏa thuận đạt 2.761.616 cổ phiếu, tương ứng 19,43 tỷ đồng, tăng mạnh nhưng vẫn đứng ở mức rất thấp. Toàn sàn ghi nhận 89 mã tăng giá, 85 mã đứng giá và 98 mã giảm giá.

HNX30-Index có tốc độ giảm mạnh hơn HNX-Index và là chỉ số đi xuống mạnh nhất trên cả 2 sàn. Chốt phiên ngày 24/10, HNX30-Index giảm 0,82 điểm, tương ứng 0,47% và đóng cửa ở mức 173,39 điểm. Khối lượng giao dịch trong nhóm HNX30-Index đạt 38.403.300 cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 493,78 tỷ đồng. Trong nhóm ghi nhận 6 mã tăng giá, 10 mã đứng giá và 14 mã giảm giá.

Blue-chip trên sàn Hà Nội biến động nhẹ. PGS tăng 900 đồng/CP lên 35.300 đồng/CP. PLC tăng 300 đồng/CP lên 25.800 đồng/CP. VCG tăng 100 đồng/CP lên 12.500 đồng/CP. VGS tăng 100 đồng/CP lên 7.500 đồng/CP. VND tăng 100 đồng/CP lên 16.100 đồng/CP.

Ở chiều ngược lại, blue-chip giảm khá khiêm tốn. PVS giảm 300 đồng/CP xuống 40.600 đồng/CP. SHS giảm 300 đồng/CP xuống 11.300 đồng/CP. KLF giảm 200 đồng/CP xuống 11.600 đồng/CP. DBC giảm 200 đồng/CP xuống 28.300 đồng/CP. PVG giảm 100 đồng/CP xuống 11.500 đồng/CP.

Thị trường đi xuống nhưng sàn Hà Nội vẫn có một số mã tăng trần. CAN tăng 2.700 đồng/CP lên 29.900 đồng/CP. DPC tăng 1.400 đồng/CP lên 15.400 đồng/CP. L14 tăng 1.200 đồng/CP lên 13.400 đồng/CP. NGC tăng 2.300 đồng/CP lên 26.200 đồng/CP.

Theo 24h

{fcomment}