Đại diện Bộ Công thương cho rằng, Metro vào Việt Nam điều quan trọng tiên quyết là kinh doanh và "họ làm rất tốt".
Rất nhiều câu hỏi liên quan đến Metro Việt Nam được đưa ra tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ chiều 28/8.
Theo đó, những vi phạm như Metro đăng ký bán buôn nhưng trên thực tế lại bán lẻ; trong suốt 12 năm hoạt động tại Việt Nam doanh nghiệp luôn báo lỗ, nhưng khi đầu tư xây dựng lại xin được rất nhiều khu "đất vàng"...Đại diện Bộ Công thương, ông Đỗ Thắng Hải cho rằng, câu trả lời chính xác nhất sẽ được đưa ra bởi Bộ Kế hoạch và Đầu tư - đơn vị cấp giấy phép đầu tư cho doanh nghiệp 100% vốn FDI này.
Metro đã về tay ông chủ Thái Lan |
Metro vào Việt Nam điều quan trọng tiên quyết là kinh doanh.
"Theo chúng tôi kiểm tra, có lúc tới 90% hàng hóa bán trong Metro là hàng của Việt Nam sản xuất và bán ra tại Việt Nam, chủ yếu cho người Việt Nam. Như vậy, họ làm rất tốt, giúp người Việt Nam tiêu thụ sản phẩm của mình ngay trên lãnh thổ Việt Nam", ông Hải nhận định.
Bên cạnh đó, theo đánh giá của lãnh đạo Bộ Công thương, suốt thời gian 12 năm qua Metro cũng đã làm được một số việc, như tổ chức các khóa đào tạo cho người nông dân, kể cả các hộ kinh doanh và một số tổ chức doanh nghiệp, làm đúng theo chuẩn mà các nước đang làm, từ khâu sản xuất tới khâu tiêu thụ, và cả về vệ sinh an toàn thực phẩm...
"Metro từ lúc thành lập đã tạo ra việc làm cho hơn 5.000 lao động, đây là những đóng góp rất tốt của Metro", ông Hải tiếp tục đánh giá.
Riêng về việc vì sao Metro đăng ksy bán buôn nhưng thực chất lại bán lẻ, ông Hải nói rằng: Ở nước ngoài có rất nhiều hãng, như Bosco của Hoa Kỳ, Big C của Pháp… nên phân biệt bán buôn và lẻ là rất khó. Ví dụ, chúng ta có thẻ Big C ở nước ngoài nhưng mua 1 sản phẩm cũng không sao cả.
"Còn theo quan điểm của tôi, nên nhìn nhận họ đã làm được gì và hiện nay lỗ hổng trong quản lý của chúng ta là gì.
Ví dụ việc báo lỗ, trong vòng 12 năm qua họ báo lỗ, vì lỗ nên họ không nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Nhưng chúng tôi cũng có con số là từ lúc thành lập tới nay, họ đã nộp 921 tỷ đồng các loại thuế, trừ thuế thu nhập doanh nghiệp do bị lỗ.
Còn việc hiện nay họ lập rất nhiều điểm mới, trung tâm mới và chính những trung tâm này gây cho họ lỗ, chúng tôi đã kiểm tra. Kết quả kinh doanh của họ từng nơi lãi, nhưng vốn đầu tư của họ vào những trung tâm mới thì lại tạo ra lỗ của họ. Đấy là vấn đề.
Luật pháp của chúng ta đang là như vậy. Chúng tôi khẳng định rằng, người ta hoàn toàn dựa vào pháp luật, làm đúng theo quy định", Thứ trưởng Hải khẳng định.
Ngoài ra, theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, hiện nay đang có một vấn đề liên quan đến nhiều bộ ngành khác là câu chuyện Metro Việt Nam được bán lại cho 1 tập đoàn Thái Lan.
Cụ thể khi cấp phép, đương nhiên quyền họ được phép mua bán dựa vào Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh và Luật Thương mại, không có gì sai cả. Nhưng cũng phải nhìn nhận là 1 doanh nghiệp mới luôn mong muốn sự ưu đãi trong đầu tư. Bộ Kế hoạch đầu tư cần xem xét kỹ việc này.
Khi Metro vào Việt Nam đã được ưu đãi hết sức vì trước khi Việt Nam gia nhập WTO, sự ưu đãi còn lớn hơn nữa, nhưng bây giờ rõ ràng phải khác rồi.
"Quan điểm của chúng tôi có 2 cách. Một là Metro được ưu đãi bao nhiêu năm tháng thì chúng ta chấm dứt ở đó, dù ai là chủ mới cũng chỉ dừng ở đó thôi", ông Hải nhấn mạnh.
Thứ hai, liên quan tới lỗ lãi và vấn đề chuyển giá chẳng hạn, thực sự họ có lỗi hay không thì Chính phủ, mà ở đây trực tiếp là Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, phải vào cuộc để kiểm tra trong 12 năm thực sự có lỗ hay không, lỗ như thế nào…
Về phía Bộ Công Thương, khi doanh nghiệp này yêu cầu hoặc xin giấy phép tổ chức phân phối tại Việt Nam, qua ý kiến của các bộ, ngành, đặc biệt Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, chúng tôi sẽ xem xét có cho phép họ tiếp tục được phân phối không, phân phối theo phương thức nào theo đúng quy định của pháp luật.
VAMC không phải “đũa thần”
Cũng tại buổi họp báo, liên quan đến vấn đề nợ xấu như thế nào trong khi tỷ lệ nợ xấu có xu hướng gia tăng, công ty VAMC không có đủ tài chính để xử lý dứt điểm...?, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho rằng, tính đến cuối tháng 6/2014, nợ xấu ở mức 4,17%, cao hơn mức 4,7% vào cuối tháng 5/2014 và mức 3,61% cuối năm 2013.
Nguyên nhân nợ xấu gia tăng bắt nguồn từ một số nguyên nhân.
Thứ nhất, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn khó khăn nên tới hạn nhiều doanh nghiệp không có khả năng trả nợ, dẫn đến số nợ xấu tăng lên, trong khi khả năng tín dụng mở rộng còn hạn chế do sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn hạn chế.
Thứ hai, vừa qua, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 09 về phân loại nợ cũng như quy định trích lập dự phòng rủi ro đối với nợ xấu. Mặc dù Thông tư này cho phép tiếp tục thực hiện cơ cấu lại nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Quyết định 780 ban hành từ năm 2012, tức là cho thực hiện tới 4/2015, nhưng Thông tư có những quy định theo hướng chặt chẽ để đảm bảo quá trình cơ cấu lại thời hạn trả nợ không bị lạm dụng.
Theo quy định này, các tổ chức tín dụng phải có quy trình nội bộ để kiểm tra kiểm soát quá trình cơ cấu lại thời hạn trả nợ, báo cáo Ngân hàng Nhà nước trường hợp cần thiết…
Trong Thông tư này, phạm vi phân loại nợ cũng rộng hơn trước, bao gồm cả phạm vi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp. Cho nên, nhìn vào mặt tử số là nợ xấu thì hoạt động sản xuất kinh doanh còn khó khăn, trong khi dư nợ tín dụng khó mở rộng do điều kiện sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn thấp.
Về quá trình xử lý nợ xấu, trong 8 tháng đầu năm, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tích cực chỉ đạo các tổ chức tín dụng tăng cường trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu. 8 tháng vừa qua, các tổ chức tín dụng cũng tích cực xử lý nợ xấu.
Số liệu của 6 tháng 2014 cho thấy, các tổ chức tín dụng xử lý được tổng số nợ xấu khoảng 33.000 tỷ đồng, trong đó có thu nợ từ khách hàng, bán phát mại tài sản đảm bảo của các khoản nợ và xử lý bằng nguồn dự phòng rủi ro.
Thứ hai, về bán nợ cho VAMC, từ 10/2013, VAMC đã mua được với trị giá số dư nợ khoảng 55.000 tỷ đồng và sẽ tiếp tục cho tới hết 2014, dự kiến mua được khoảng 70-100.000 tỷ đồng nợ xấu. Phải nói rằng, VAMC không phải “đũa thần”.
"Tôi cho rằng trong điều kiện của Việt Nam, nợ xấu vẫn là hệ lụy tích lũy từ nhiều năm, bây giờ xử lý nợ xấu lại không có tiền từ ngân sách, cho nên phương án để xử lý nợ xấu qua thành lập các công ty VAMC để mua lại nợ của các tổ chức tín dụng, giúp các tổ chức tín dụng có thể làm sạch bản cân đối của mình và tiếp tục các hoạt động cho vay".
VAMC cũng phối hợp với tổ chức tín dụng cơ cấu lại các khoản nợ cho doanh nghiệp và có thể giảm lãi suất cho doanh nghiệp. Như vậy, bản thân doanh nghiệp cũng được hưởng lợi từ việc xử lý nợ xấu.
Theo bà Hồng, thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng tăng cường trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu. Ngân hàng Nhà nước cũng đang phối hợp với các bộ, ngành chức năng để rà soát lại những vướng mắc cho Nghị định 53 về xử lý nợ xấu của Chính phủ, để sửa đổi, làm sao tháo gỡ khó khăn cho quá trình xử lý nợ xấu..
"Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục rà soát quá trình xử lý nợ xấu và có thể có những kiến nghị đề xuất làm sao đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu", bà Hồng cho hay.
Nguồn: VTC News
{fcomment}
Tin nên đọc
-
Người hâm mộ tin Hồng Lĩnh Hà Tĩnh lên hạng trước 3 vòng đấu
-
Phim mới Lâm Canh Tân và Cái Nguyệt Hi xứng đôi thế này bảo sao lại có tin đồn hẹn hò
-
ĐH Công nghệ TP.HCM sẽ tổ chức thi đánh giá năng lực để tuyển sinh
-
Gần 400 sinh viên tình nguyện phục vụ IPU 132
-
Học thức và đức độ đáng nể của bố ruột nam MC Anh Tuấn
-
Mỹ dự kiến chi 4.000 tỷ USD hỗ trợ doanh nghiệp đang lao đao Covid-19
-
Bộ Công Thương "ra tay" cắt giảm thêm một loạt điều kiện kinh doanh
-
Chủ tịch nước thăng quân hàm Trung tướng cho Quyền Tư lệnh Phòng không - Không quân
-
Giá dầu rớt thảm, loạt cổ phiếu hàng hóa cơ bản bị bán tháo
-
Sau 10 năm, điện thoại Galaxy đã làm được gì cho Samsung?