Khâm phục nữ sinh 1 chân vượt khó vào đại học

ngày 25/09/2013

Dân trí) - Năm lớp 8, Trân bị bệnh nên cắt 1 chân nhưng em không từ bỏ con chữ. “Đứng dậy” đến trường bằng đôi nạng gỗ, trong kỳ thi ĐH 2013, Trân đã đỗ ngành kế toán Trường ĐH Tiền Giang. Ngày nhập học đến gần nhưng Trân còn bao nỗi lo toan...

Em là Trần Thị Phúc Trân (sinh 1994), cựu học sinh lớp 12A4 Trường THPT Cái Bè (huyện Cái Bè, Tiền Giang). Với nghị lực bản thân và được sự động viên của gia đình, thầy cô, Trân đã không ngừng phấn đấu học tập nên suốt thời gian học phổ thông, em luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện.

Đến trường bằng đôi nạng gỗ

Cuối năm 2008 khi Trân học lớp 8 thìthấy chân trái thường hay bị đau nhức, gia đìnhđưa em đến bệnh viện huyện rồi sau đó chuyển lên bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM thăm khám. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán chân trái của em bị SARCOM xương chày, cần phải cắt bỏ chân trái, nếu không phải tháo bỏ khớp háng. Lúc đó gia đình sợ Trân buồn, ảnh hưởng đến việc học nên giấu em. Mãi đến ngày em lên bàn mổ, gia đình mới cho em biết…

Ngày lên bàn phẫu thuật, Trân khóc ròng. Em bảo: “Khi biết được sự thật về căn bệnh của mình, em cảm thấy tất cả như sụp đổ, mọi hi vọng, mọi điều tốt đẹp của cuộc sống như muốn rời bỏ em. Đó là một cú sốc quá lớn với em, chưa bao giờ em nghĩ mình sẽ bị tàn phế như thế…!”.

Ngày xuất viện về nhà, em không đủ can đảm để soi gương vì thân hình xác xơ, tiều tụy và mái tóc dài thướt tha đã rụng gần hết. Sau khi bị cắt chân, việc đi đứng của em hết sức khó khăn. Trân phải nghỉ học mất 6 tháng để điều trị bệnh (xạ trị và vô hoá chất) cũng như tập đi. Việc đi đứng của Trân từ đó bắt đầu dựa vào đôi nạng gỗ.

 

Khâm phục nữ sinh 1 chân vượt khó vào đại học
Nhà nghèo, bản thân tật nguyền nhưng bằng ý chí của mình, Trân tiếp tục theođuổicon chữ và đỗ vào trường ĐH Tiền Giang, ngành Kế toán.

Bà Trần Thị Hai - mẹ của Trân cho biết: “Chính nhờ sự động viên tinh thần của thầy cô Trường THCS Hiệp Đức và các bạn nên cháu Trân phấn chấn trở lợi, cháu nó tự tin và trở lại trường, tiếp tục việc học. Tuy nhiên, cha cháu bận việc làm thuê, nhà lại không có xe máy làm phương tiện đưa đón nên ban đầu việc đến trường của Trân vất vả lắm. Cũng may nhờ thầy Lê Văn Tư (giáo viên dạy Hóa của trường, nhà gần em Trân) thầy cho cháu đi nhờ đến trường mỗi ngày. Nhờ đó, cháu nó mới có cơ hội đỗ đại học như hôm nay”.

Dù nghỉ học khá lâu nhưng khi trở lại trường, Trân vẫn học tốt và vẫn giữ vững danh hiệu học sinh giỏi. Kỳ thi tuyển sinh 10, em thi đỗ vào Trường THPT Cái Bè vượt hơn 10 điểm so với điểm chuẩn. Đến học ở Trường THPT Cái Bè, em mừng lắm nhưng đi liền với niềm vui là một sự thử thách không nhỏ với em.

Con đường đến trường khoảng 8km quanh co khúc khuỷu, phải qua 4 cây cầu, lại còn phải chịu cảnh “đò ngang, cách trở” khi phải qua một cái phà. Trân sợ nhất là những lúc xuống phà, vì lúc xuống dốc thoai thoải, lúc lên phà thì gập ghềnh, cheo leo… Phà đông, chân yếu nên em rất khó xoay chuyển, và sợ mình ngã xuống sông.

Đôi nạng gỗ giúp em có chỗ tựa, cái chân nhân tạo giúp em lên xuống cầu thang thuận tiện hơn. Trân hóm hỉnh cho biết: “Các bạn em đến trường bằng 2 chân, còn em đến trường bằng cả 4 chân (2 chân gỗ, 1 cái chân nhân tạo và 1 cái chân còn lại của Trân) nên dù khó khăn thế nào em phải cố gắng hết sức để không phụ lòng cha mẹ, thầy cô đã luôn sát cánh với emthời gian qua.

Ước ao cóchân giả mới

Nhà nghèo, cha mẹ Trân phải chạy ăn từng bữa đã khó, bệnh tật của Trân lại nghiêm trọng nên gia đình càng khó khăn hơn. Thương con, cha mẹ Trân phải chạy vạy vay mượn của bà con được 70 triệu đồng và cầm luôn miếng đất để chữa bệnh cho Trân.

Bởi thế, thương cha mẹ vất vả nên sau giờ học, Trân giúp mẹ giặt giũ quần áo, có khi là nấu nướng. Ngoài ra, do Trân khéo tay nên em còn nhận kết cườm cho một cơ sở may gia công và em còn nhận dạy kèm cho những đứa trẻ gần xóm để kiếm thêm chút tiền, dành dụm cuối tháng đến bệnh viện để tái khám.

Nhận xét về Trân, thầy Trần Thanh Cảnh - giáo viên dạy Văn của em cho biết: “Trân là một học sinh có một nghị lực vượt khó phi thường. Nhà nghèo, bản thân lại bệnh tật nhưng em vẫn cố gắng học tốt. Em đáng là một tấm gương để các em học sinh học hỏi…”.

Mơ ước của Trân là trở thành một cô giáo, nhưng lúc nộp hồ sơ thi ĐH, em dự định nộp vào trường sư phạm, nhưng nghe mọi người bảo trường Sư phạm không tuyển người bị khuyết tật, nên em chọn ngành Kế toán, vì Trân nghĩ nghề này phù hợp với điều kiện sức khỏe của em.

Khi hỏi về ước mơ của em, Trân trả lời thật giản dị: “Nếu em có cơ hội học ĐH thì ở môi trường này em phải đi đến lớp nhiều hơn. Bởi thế em ước được thay chiếc chân giả khác, vì chiếc chân giả này đã lâu (từ năm lớp 9) nó đã chật cứng, khi gắn vào đùi nó rất đau, nên việc đi lại của em rất khó khăn, nhất là lúc lên xuống cầu thang…”.

 

Khâm phục nữ sinh 1 chân vượt khó vào đại học
Khi hỏi về ước mơ, Trâncho biết em chỉ cần một cái chân giả mới để giúp em đi lại dễ dàng hơn, vì chống nạng lên cầu thang rất khó khăn.

Mẹ của Trân cho biết thêm: “Thấy cái chân giả của con đã chật cứng rồi vợ chồng tui định vay tiền mua cái chân khác cho cháu (khoảng 15 triệu đồng), nhưng cháu sắp làm hồ sơ nhập học rồi, tiền bạc lại eo quá nên dành tiền cho cháu Trân làm hồ sơ nhập học trước. Có lẽ thời gian đầu, cháu phải đến trường bằng đôi nạng gỗ rồi”.

Được biết anh trai lớn của Trân đang đi bộ đội. Chi tiêu của gia đình phụ thuộc vào số tiền làm thuê của ông Trần Văn Hiền - ba của Trân và 180.000 đồng tiền trợ cấp người tàn tật của Trân phải trích ra một phần để trả nợ hàng tháng (số nợ mấy năm trước mà nhà đã vay để chữa bệnh cho Trân), rồi hàng tháng cũng phải gom góp để Trân đi tái khám, mỗi tháng ít nhất cũng phải 500 - 700 ngàn đồng. Vợ chồng ông Hiền dè sẻn lắm nhưng cũng vẫn thiếu trướchụt sau…

 Nguyễn Hành- Diệu Hiếu

{fcomment}