Hài Việt trở nên nhảm nhí và "rẻ tiền": Vì đâu nên nỗi?

ngày 07/03/2017

Làng hài Việt đang đối mặt với một thực tế hết sức đau lòng: quá dung tục và nhảm nhí, thậm chí "rẻ tiền".

Hài Việt trở nên nhảm nhí và

Thời gian qua, nhân chuyện Việt Hương làm MC quá thô tục trong đám cưới đồng nghiệp đã khiến khán giả dồn mọi sự quan tâm đến làng hài Việt.

Nhiều câu hỏi được đặt ra: Có phải nghệ sĩ hài hiện nay đang quá tự do bay lượn trong thế giới của mình mà vượt ra khỏi phạm vi đạo đức nghề nghiệp? hay Liệu khán giả Việt đang bị coi thường?

Và rồi, từ một câu chuyện của Việt Hương đã kéo theo hàng loạt câu chuyện về sự dung tục, nhảm nhí của các nghệ sĩ hài nhiều năm nay, khiến cho khán giả Việt chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm.

Vậy nguyên nhân do đâu khiến cả làng hài, từ được khán giả hết mực tung hê và coi là thành phần không thể thiếu trong cuộc sống giải trí bỗng chốc bị chửi bới thậm tệ mỗi ngày?

Gameshow hài mọc lên như "nấm"

Hai Viet tro nen nham nhi va `re tien`: Vi dau nen noi? - Anh 2

Hoài Linh ở thời điểm hiện tại cũng không còn là nghệ sĩ được khán giả quá trông đợi như 3-4 năm về trước.

Việc gameshow hài mọc lên như nấm sau mưa là nguyên nhân chính dẫn đến sự mai một của hài Việt. Nếu như 6-7 năm về trước,khán giả chỉ trông đợi những tiểu phẩm hài qua các chương trình:Gặp nhau cuối tuần, Gala cườihay ở những đĩa CD thì giờ đây, mỗi tối bật tivi là có hàng loạt chương trình hài cho khán giả thỏa sức lựa chọn.

Tính sơ sơ, chỉ trong một tuần đã có tới 4-5 gameshow hài được phát trên các sóng truyền hình lớn, đến mức khán giả còn không thể nhớ được hết tên các chương trình.

Và các gương mặt nghệ sĩ hài như: Hoài Linh, Trấn Thành, Trường Giang, Việt Hương... đâu đâu cũng thấy, từ sân khấu cho đến ghế nóng. Điều đó đã khiến khán giả từ thích thú chuyển sang ngán ngẩm, và cũng khiến hài Việt trở nên đại trà, rẻ rúng như một lẽ dĩ nhiên.

Vẫn biết nhà sản xuất các gameshow luôn quan tâm đến chất lượng rating nên không ngại quăng một đống tiền ra mời bằng được các nghệ sĩ hài có tên tuổi tham gia.

Nhưng cách sản xuất chương trình theo kiểu "mì ăn liền" này khiến các nghệ sĩ, dù là ngôi sao nổi tiếng cũng trở nên hết vốn và hết cả duyên hài.

Đơn cử như danh hài Hoài Linh, nhiều năm trước anh là nghệ sĩ hài hải ngoại được khán giả Việt yêu mến đặc biệt và mong ngóng từng vở diễn của anh trên sân khấu hải ngoại.

Nhưng giờ đây, để xem Hoài Linh diễn hài chẳng khó, vì cứ mở tivi lên là dễ dàng được xem miễn phí. Cũng vì thế nên chính Hoài Linh đã mất đi cái duyên hài vốn có, thậm chí ngồi ghế nóng giám khảo quá nhiều còn khiến anh mất đi cả sự sắc sảo trong việc đánh giá và nhận xét.

Cho đến thời điểm này, anh cũng chỉ đưa ra được các nhận xét chung chung kiểu như: “Cảm ơn các bạn đã đem đến cho khán giả những tiết mục hài thú vị” hay “các tiết mục đều xuất sắc như nhau…”.

Hay như Trấn Thành, Trường Giang đã trở thành một màu, có khi còn không đủ sức mang lại tiếng cười cho khán giả thay vì các nghệ sĩ trẻ.

Như Trường Giang, khán giả chẳng còn thấy nhiều mảng miếng hài khi anh tham giaƠn giời, cậu đây rồinữa mà bù lại là sự mơn chớn thái quá với đồng nghiệp, biến sân khấu truyền hình trở thành nơi trăng hoa tình tứ đến nóng mắt.

Hết chuyện chọc cười, lại là sân khấu nghiêng, để mọi người ôm nhau ngả ngớn, la hét, với những cú đụng chạm và những câu nói ỡm ờ.

Danh hài ham lượng hơn chất

Hai Viet tro nen nham nhi va `re tien`: Vi dau nen noi? - Anh 3

Trường Giang - Trấn Thành đã quen mặt đến nỗi có khi cả hai còn không mang lại được tiếng cười cho khán giả vì quá nhàm chán.

Điều này được chứng minh bằng việc các danh hài Việt hiện nay không chỉ tham gia với tần suất lớn các gameshow truyền hình, tiểu phẩm hài mà còn lấn cả sang ghế nóng.

Việc "hài hóa" ghế nóng cũng là một chiêu để các nhà sản xuất gameshow thu về một lượng khán giả không nhỏ, cũng là yếu tố mang đến sức hấp dẫn mới.

Nhưng từ cuộc thi âm nhạc, tìm kiếm tài năng... đâu đâu cũng thấy nghệ sĩ hài ngồi ghế nóng đã vô tình biến chương trình trở nên "nhảm nhí". Đôi lúc, tính nghiêm túc trong việc nhận xét các thí sinh lại trở thành nhạt nhẽo, lố lăng.

Như danh hài Trấn Thành, ngoài việc đưa ra những lời nhận xét không quá nhiều tính chuyên môn thì khán giả lại chỉ thấy anh khóc, có khi quỳ lạy thí sinh trong các chương trình mà anh ngồi ghế nóng.

Danh hài Hoài Linh thì ngủ gục hay kiệt sức vì chạy show giám khảo quá nhiều. Chính những hình ảnh đó đã khiến khán giả Việt, từ thương xót lịch làm việc quá dày của nghệ sĩ họ yêu mến đến lắc đầu ngán ngẩm.

Tính riêng chuyện thí sinh Tấn Lợi (được mệnh danh hotboy trà sữa) vừa đăng quang Quán quân Thách thức danh hài mùa 3. Đến bây giờ khán giả vẫn không hiểu tại sao thí sinh này diễn hài nhạt nhẽo như vậy vẫn được Quán quân, khi giám khảo Trấn Thành cứ ngồi cười ngặt ngẽo còn giám khảo Trường Giang thì mặt lạnh tanh.
Vẫn biết tính dàn dựng câu view từ nhà sản xuất luôn có trong mỗi chương trình thực tế, nhưng sự nhảm nhí đến mức lộ liễu và biến khán giả thành con rối đã đến mức không thể chấp nhận được.

Ông bà ta có câu: "Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ". Việc tạo ra tiếng cười cho khán giả là điều không thể thiếu ở các nghệ sĩ. Tuy nhiên, tạo tiếng cười bằng cách nào thì có lẽ các nghệ sĩ hài phải xem lại. Có chăng, nền giải trí Việt đang phát triển thoải mái quá khiến các nghệ sĩ trở nên dễ tính và thị trường hóa.

Nguồn GDTĐ