Cựu phi công Mai Trọng Tuấn viết tâm thư gửi Thủ tướng và Bộ trưởng Đinh La Thăng đưa ra nhiều thông tin bất ngờ với hy vọng “đường bay vàng” tránh bị hiểu nhầm.
Dưới đây là nội dung trích đăng nội dung bức thư ông Mai Trọng Tuấn vừa gửi:
“Tôi là Mai Trọng Tuấn. Gần đây được tin Bộ trưởng Đinh La Thăng có chủ trương cho nghiên cứu đưa vào khai thác đường bay Hà Nội – TP HCM và ngược lại theo kinh tuyến 106o Đông. Đường bay mà công luận và xã hội tôn vinh cho với tên “đường bay vàng”.
Tôi vui mừng và giữ thái độ im lặng chờ đợi, nhưng thấy nhiều thông tin nhầm lẫn và không chính xác nên nay tôi xin được nói tóm tắt với những chứng cứ xác thực, để Thủ tướng và Bộ trưởng xem xét.
Nguồn gốc và sự thật "đường bay vàng"
Hơn 30 năm trước (09/1983), một cuốn dự án VUETA (viết tắt chữ đầu của: Việt Nam Union Export Tourism Aviation) được anh em công nhân nhà máy in Thanh niên, địa chỉ ở 62 Trần Huy Liệu, Quận Phú Nhuận, TP HCM, thức suốt đêm để sắp chữ và in 400 cuốn tặng tác giả.
Có được việc này là nhờ sự nhiệt tình ủng hộ của các anh Nguyễn Công Khế, Lê Văn Nuôi và các anh Ban giám đốc nhà in.
Lúc đầu, tên của nó khá dài, tới 26 từ, với 88 chữ cái tiếng Việt. Năm 1983, Thủ tướng Phạm Văn Đồng gọi tôi đến căn biệt thự trên đường Trần Quốc Toản, Quận 3(TP HCM) trình bày thêm cho Thủ tướng nghe.
Thủ tướng khen nội dung, nhưng chê là nhan đề dài quá và bảo: Chú viết thế nào cho người ta dễ nhớ, đặc biệt là người nước ngoài. Tương lai ngành Hàng không sẽ có mối quan hệ nhiều với quốc tế.
Vì thế, dự án có tên VUETA, là dựa theo ý kiến của Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Cuốn dự án này đã nộp lưu chiểu tại Sở văn hoá TP HCM.
Ở đây, chỉ xin nói đến đường bay thẳng Hà Nội – TP HCM và ngược lại, đã được đề xuất trong dự án như thế nào? Trong bản dự án ở trang 19, dòng cuối cùng, tiếp theo trang 20, dòng thứ 1 đến dòng thứ 5, có ghi rõ: “…để thể hiện được mối quan hệ đặc biệt giữa 3 nước, trên tinh thần đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ và tôn trọng chủ quyền của mõi nước. Nên mở đường bay chung cho cả 3 nước, kéo thẳng kinh tuyến 106o Đông, từ Hà Nội – Tp.Hồ Chí Minh, rút ngắn được quãng đường bay 110 km (1) (nguyên văn).
Phần chú thích (1) ở cuối trang ghi tiếp: “Có thể coi đây là đường Hàng không mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập ra Đảng Cộng sản Đông Dương. Nếu bay theo đường này, thì cứ 9 chuyến bay được lãi ra một chuyến”.
Đó là những dòng chữ đã in 30 năm trước và gửi công khai cho các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành, Chủ tịch 2 Thành phố (Hà Nội và TP HCM), cùng các nhà khoa học, trí thức. (Tôi còn lưu giữ những bức thư trả lời hoan nghênh và góp ý).
13 năm sau đó (2009), nội dung của dự án VUETA đã được thực hiện gần hết. Theo như văn bản số 1267/CAAV ngày 15/07/1997 của Tổng cục Hàng không, trình lên các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, do Tổng cục trưởng Nguyễn Hồng Nhị ký. Ở trang 2 dòng thứ 10 và 11 (tính từ dưới lên) ghi rõ: “Đề án VUETA thì nay ngành Hàng không đã tiến xa hơn đề án nhiều.” (nguyên văn).
Tuy nhiên, tôi vẫn thấy còn một nội dung quan trọng chưa thực hiện, mà tần suất của đường bay Hà Nội – TP HCM ngày càng tăng lên nhiều, đặc biệt quan hệ giữa 3 nước ngày cũng càng chặt chẽ hơn, xu thế hội nhập ngày càng phát triển cùng với bầu trời mở.
Tháng 04/2009, tôi quyết định viết lại với nội dung đề xuất này cụ thể hơn, rõ ràng, phân tích, chứng minh thêm một số luận cứ để bảo vệ, gửi trình lên Thủ tướng, nhằm tái đề xuất lại đường bay này.
Gọi đó là xa lộ trên không, 3 nước cùng dùng chung, cùng có lợi, dựa theo kinh tuyến 106o Đông. Tên như thế là đúng với thuật ngữ Hàng không.
Vì nó có giá trị về kinh tế, nên phần sau tôi có ghi thêm ý: Có thể đây sẽ là một đường bay vàng.
Thực chất “đường bay vàng” chỉ là một đường bay như hàng nghìn đường bay trên khắp hành tinh, nhưng may mắn có một cái tên riêng nôm na. Công luận và nhân dân là bà mẹ đặt tên cho nó, dù chưa ra đời mà đã có tên cúng cơm.
Sau khi Thủ tướng nhận được tái đề xuất của tôi, Văn phòng Chính phủ có công văn gửi Cục Hàng Không số 2241/VP-ĐTMT, tiếp theo ngày 25/06/2009, Văn phòng chính phủ lại có công văn số 4920, truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, yêu cầu Cục Hàng Không gặp, trao đổi trực tiếp với ông Mai Trọng Tuấn và báo cáo Thủ tướng chính phủ.
Dù trong cuộc gặp, cũng như trong văn bản báo cáo trình Thủ tướng, Cục Hàng không đề ra một loạt lý do không thể thực hiện được đề xuất này. Nhưng cũng phải thừa nhận: “đường bay theo kinh tuyến 106o Đông, nối Hà Nội – TP HCM, rút ngắn được 142 km so với đường bay hiện tại” (nguyên văn ở trang 2, dòng 12 tính từ dưới lên) công văn số 1588/CHK-QLHĐB, ngày 11/05/2009.
Hai con số 110 km và 142 km là tương đối chính xác. Vì khi viết dự án VUETA, đường bay Hà Nội xuất phát từ sân bay Gia Lâm. Còn chuyện “ăn theo” sau này của ông Trần Đình Bá tính vống lên rút ngắn được 412 km và thời gian tiết kiệm tới 26 phút cho máy bay 777, là hoàn toàn hoang tưởng và ông ta còn thách đố tới 5 triệu đô la, nhằm đánh bóng tên mình, trong khi không có tiền.
Đường bay vàng và thách đấu giật gân
Tháng 06/2009, ông Bá viết thư cho tôi và lên Sài Gòn gặp tôi lần đầu tiên. Vào thời kỳ báo chí đề cập về đường bay vàng, được Thủ tướng chỉ đạo, cục Hàng không cần xem xét.
Ông Bá là người nhiệt tình, vui vẻ, hăng hái ủng hộ đề xuất của tôi.
Đọc xong nội dung, ông Bá bàn với tôi là ông ấy sẽ đứng ra thách đố với cục Hàng không, như vụ thách đấu ở KEANGNAM – Hà Nội.
Tôi khuyên ông ta không nên nhưng cuối cùng ông Bá đưa ra lời đề nghị thách đấu 5 triệu đô la với Cục Hàng không.
Khách quan mà xét: Từ hiện tượng “giật gân” này cũng làm cho công luận và công chúng quan tâm tới “đường bay vàng”.
Ông Bá khi đó đã đưa ra một phương pháp tính đường bay thẳng, lấy tên là “phương pháp tính đường bay Trần Đình Bá”.
Nếu ai có một chút hiểu biết về toán học bậc trung học cũng biết là ông tính sai (đó là nhận xét của giáo sư tiến sỹ Nguyễn Bách Phúc – Chủ tịch Hội Hascom TP HCM.
Ông Bá nói: Các anh không biết được, tôi tính theo toán học cao cấp. Người trong ngành Hàng không cũng phải lắc đầu.
Chính lãnh đạo Cục Hàng không cũng biết rõ những luận điểm và tính toán của ông Bá rất dễ bị bẻ gẫy một cách dễ dàng. Vì thế, họ cũng đã đối phó bằng cách này, hay cách khác.
Với những việc ông Bá đã làm trong thời gian qua đã tạo được sự chú ý của dư luận, của Bộ trưởng, vì thế, bản thân Bộ trưởng cũng ngộ nhận rằng ông Trần Đình Bá là người đề xuất “đường bay vàng”, hoặc ít ra cũng hợp tác đề xuất. Nhưng thực chất hoàn toàn không phải. "
TP HCM, ngày 24 tháng 08 năm 2014
Mai Trọng Tuấn
“Tôi là Mai Trọng Tuấn. Gần đây được tin Bộ trưởng Đinh La Thăng có chủ trương cho nghiên cứu đưa vào khai thác đường bay Hà Nội – TP HCM và ngược lại theo kinh tuyến 106o Đông. Đường bay mà công luận và xã hội tôn vinh cho với tên “đường bay vàng”.
Tôi vui mừng và giữ thái độ im lặng chờ đợi, nhưng thấy nhiều thông tin nhầm lẫn và không chính xác nên nay tôi xin được nói tóm tắt với những chứng cứ xác thực, để Thủ tướng và Bộ trưởng xem xét.
Nguồn gốc và sự thật "đường bay vàng"
Hơn 30 năm trước (09/1983), một cuốn dự án VUETA (viết tắt chữ đầu của: Việt Nam Union Export Tourism Aviation) được anh em công nhân nhà máy in Thanh niên, địa chỉ ở 62 Trần Huy Liệu, Quận Phú Nhuận, TP HCM, thức suốt đêm để sắp chữ và in 400 cuốn tặng tác giả.
Tác giả Mai Trọng Tuấn trình bày về đường bay vàng - Ảnh: Đình Thắng. |
Lúc đầu, tên của nó khá dài, tới 26 từ, với 88 chữ cái tiếng Việt. Năm 1983, Thủ tướng Phạm Văn Đồng gọi tôi đến căn biệt thự trên đường Trần Quốc Toản, Quận 3(TP HCM) trình bày thêm cho Thủ tướng nghe.
Thủ tướng khen nội dung, nhưng chê là nhan đề dài quá và bảo: Chú viết thế nào cho người ta dễ nhớ, đặc biệt là người nước ngoài. Tương lai ngành Hàng không sẽ có mối quan hệ nhiều với quốc tế.
Vì thế, dự án có tên VUETA, là dựa theo ý kiến của Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Cuốn dự án này đã nộp lưu chiểu tại Sở văn hoá TP HCM.
Ở đây, chỉ xin nói đến đường bay thẳng Hà Nội – TP HCM và ngược lại, đã được đề xuất trong dự án như thế nào? Trong bản dự án ở trang 19, dòng cuối cùng, tiếp theo trang 20, dòng thứ 1 đến dòng thứ 5, có ghi rõ: “…để thể hiện được mối quan hệ đặc biệt giữa 3 nước, trên tinh thần đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ và tôn trọng chủ quyền của mõi nước. Nên mở đường bay chung cho cả 3 nước, kéo thẳng kinh tuyến 106o Đông, từ Hà Nội – Tp.Hồ Chí Minh, rút ngắn được quãng đường bay 110 km (1) (nguyên văn).
Phần chú thích (1) ở cuối trang ghi tiếp: “Có thể coi đây là đường Hàng không mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập ra Đảng Cộng sản Đông Dương. Nếu bay theo đường này, thì cứ 9 chuyến bay được lãi ra một chuyến”.
Đó là những dòng chữ đã in 30 năm trước và gửi công khai cho các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành, Chủ tịch 2 Thành phố (Hà Nội và TP HCM), cùng các nhà khoa học, trí thức. (Tôi còn lưu giữ những bức thư trả lời hoan nghênh và góp ý).
13 năm sau đó (2009), nội dung của dự án VUETA đã được thực hiện gần hết. Theo như văn bản số 1267/CAAV ngày 15/07/1997 của Tổng cục Hàng không, trình lên các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, do Tổng cục trưởng Nguyễn Hồng Nhị ký. Ở trang 2 dòng thứ 10 và 11 (tính từ dưới lên) ghi rõ: “Đề án VUETA thì nay ngành Hàng không đã tiến xa hơn đề án nhiều.” (nguyên văn).
Tuy nhiên, tôi vẫn thấy còn một nội dung quan trọng chưa thực hiện, mà tần suất của đường bay Hà Nội – TP HCM ngày càng tăng lên nhiều, đặc biệt quan hệ giữa 3 nước ngày cũng càng chặt chẽ hơn, xu thế hội nhập ngày càng phát triển cùng với bầu trời mở.
Tháng 04/2009, tôi quyết định viết lại với nội dung đề xuất này cụ thể hơn, rõ ràng, phân tích, chứng minh thêm một số luận cứ để bảo vệ, gửi trình lên Thủ tướng, nhằm tái đề xuất lại đường bay này.
Gọi đó là xa lộ trên không, 3 nước cùng dùng chung, cùng có lợi, dựa theo kinh tuyến 106o Đông. Tên như thế là đúng với thuật ngữ Hàng không.
Vì nó có giá trị về kinh tế, nên phần sau tôi có ghi thêm ý: Có thể đây sẽ là một đường bay vàng.
Thực chất “đường bay vàng” chỉ là một đường bay như hàng nghìn đường bay trên khắp hành tinh, nhưng may mắn có một cái tên riêng nôm na. Công luận và nhân dân là bà mẹ đặt tên cho nó, dù chưa ra đời mà đã có tên cúng cơm.
Sau khi Thủ tướng nhận được tái đề xuất của tôi, Văn phòng Chính phủ có công văn gửi Cục Hàng Không số 2241/VP-ĐTMT, tiếp theo ngày 25/06/2009, Văn phòng chính phủ lại có công văn số 4920, truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, yêu cầu Cục Hàng Không gặp, trao đổi trực tiếp với ông Mai Trọng Tuấn và báo cáo Thủ tướng chính phủ.
Dù trong cuộc gặp, cũng như trong văn bản báo cáo trình Thủ tướng, Cục Hàng không đề ra một loạt lý do không thể thực hiện được đề xuất này. Nhưng cũng phải thừa nhận: “đường bay theo kinh tuyến 106o Đông, nối Hà Nội – TP HCM, rút ngắn được 142 km so với đường bay hiện tại” (nguyên văn ở trang 2, dòng 12 tính từ dưới lên) công văn số 1588/CHK-QLHĐB, ngày 11/05/2009.
Hai con số 110 km và 142 km là tương đối chính xác. Vì khi viết dự án VUETA, đường bay Hà Nội xuất phát từ sân bay Gia Lâm. Còn chuyện “ăn theo” sau này của ông Trần Đình Bá tính vống lên rút ngắn được 412 km và thời gian tiết kiệm tới 26 phút cho máy bay 777, là hoàn toàn hoang tưởng và ông ta còn thách đố tới 5 triệu đô la, nhằm đánh bóng tên mình, trong khi không có tiền.
Đường bay vàng và thách đấu giật gân
Tháng 06/2009, ông Bá viết thư cho tôi và lên Sài Gòn gặp tôi lần đầu tiên. Vào thời kỳ báo chí đề cập về đường bay vàng, được Thủ tướng chỉ đạo, cục Hàng không cần xem xét.
Ông Bá là người nhiệt tình, vui vẻ, hăng hái ủng hộ đề xuất của tôi.
Đọc xong nội dung, ông Bá bàn với tôi là ông ấy sẽ đứng ra thách đố với cục Hàng không, như vụ thách đấu ở KEANGNAM – Hà Nội.
Tôi khuyên ông ta không nên nhưng cuối cùng ông Bá đưa ra lời đề nghị thách đấu 5 triệu đô la với Cục Hàng không.
Khách quan mà xét: Từ hiện tượng “giật gân” này cũng làm cho công luận và công chúng quan tâm tới “đường bay vàng”.
Ông Bá khi đó đã đưa ra một phương pháp tính đường bay thẳng, lấy tên là “phương pháp tính đường bay Trần Đình Bá”.
Nếu ai có một chút hiểu biết về toán học bậc trung học cũng biết là ông tính sai (đó là nhận xét của giáo sư tiến sỹ Nguyễn Bách Phúc – Chủ tịch Hội Hascom TP HCM.
Ông Bá nói: Các anh không biết được, tôi tính theo toán học cao cấp. Người trong ngành Hàng không cũng phải lắc đầu.
Chính lãnh đạo Cục Hàng không cũng biết rõ những luận điểm và tính toán của ông Bá rất dễ bị bẻ gẫy một cách dễ dàng. Vì thế, họ cũng đã đối phó bằng cách này, hay cách khác.
Với những việc ông Bá đã làm trong thời gian qua đã tạo được sự chú ý của dư luận, của Bộ trưởng, vì thế, bản thân Bộ trưởng cũng ngộ nhận rằng ông Trần Đình Bá là người đề xuất “đường bay vàng”, hoặc ít ra cũng hợp tác đề xuất. Nhưng thực chất hoàn toàn không phải. "
TP HCM, ngày 24 tháng 08 năm 2014
Mai Trọng Tuấn
Nguồn: VTC News
{fcomment}
Tin nên đọc
-
Soi mẫu Audi Q2 tại Geneva lần thứ 86
-
Bộ GTVT phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sân bay Cát Bi đến năm 2025
-
Nhiều dự án nhà ở xã hội “mắc kẹt” vì khách ngóng vay vốn rẻ
-
8 lỗi trang điểm "nửa thế giới" cần biết để tránh
-
Phi công Mỹ tử vong khi đang lái máy bay chở 147 người
-
Bộ trưởng Thăng đề nghị cho bay kiểm tra `đường bay vàng`
-
Nhà sản xuất ôtô “nội” xin Chính phủ giảm thuế, vay vốn
-
Bộ trưởng Giao thông tranh cãi về "xã hội đen" với Cục cảnh sát
-
Mỹ loại TQ khỏi danh sách các quốc gia thao túng tiền tệ
-
Vô lễ với Công Lý, Miu Lê bị khán giả `ném đá`