Đợt phát hành này nhằm hoán đổi trái phiếu của Chính phủ đã phát hành năm 2005 và năm 2010. Tổng các khoản vay gốc từ hai đợt phát hành này là 1,75 tỷ USD.

Tại Nghị quyết Phiên họp chính phủ thường kỳ tháng 8/2014 vừa được công bố, Chính phủ đã đồng ý thực hiện phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ Việt Nam ra thị trường vốn quốc tế
Đợt phát hành này nhằm hoán đổi trái phiếu của Chính phủ đã phát hành năm 2005 và năm 2010.
Theo yêu cầu của Chính phủ, Bộ Tài chính phối hợp với Văn phòng Chính phủ hoàn chỉnh dự thảo Nghị quyết về việc phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành để tổ chức thực hiện.
Vào năm 2005, Chính phủ đã huy động được 750 triệu USD thông qua phát hành trái phiếu quốc tế tại Sở giao dịch chứng khoán New York, kỳ hạn 10 năm, lãi suất 7,125%/năm.
Như vậy, số trái phiếu này sẽ đến hạn trả nợ gốc và lãi vào năm 2016. Chính phủ cho Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin)- nay là SBIC, vay lại toàn bộ số tiền huy động được bằng số trái phiếu trên và khoản vay đã không được Vinashin sử dụng hiệu quả.
Đến năm 2010, Chính phủ lại phát hành tiếp trái phiếu quốc tế kỳ hạn 10 năm tại Sở Giao dịch chứng khoán Singapore với lãi suất danh nghĩa 6,75%/năm, huy động về 1 tỷ USD. Số tiền này được Chính phủ cho các doanh nghiệp nhà nước lớn là Tập đoàn Dầu khí (PVN), Tập đoàn Điện lực (EVN), Vinalines... vay lại.
Theo Chương trình quản lý nợ trung hạn giai đoạn 2013 - 2015 đã được phê duyệt, Việt Nam dự kiến cần vay nước ngoài 33.000 tỳ đồng trong năm 2014 và 40.000 tỷ đồng trong năm 2015 để bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước.
Kế hoạch phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ được đưa ra ngay sau khi Moody`s công bố xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam đã tiến lên một bậc (từ B2 lên B1) đi kèm triển vọng triển vọng.
Trước đó, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 diễn ra sáng 29/4, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết, trong 4 tháng đầu năm, NHNN đã mua vào được hơn 10 tỷ USD, nâng dự trữ ngoại hối trên 35 tỷ USD. Thống đốc Bình cho biết thêm, đây là dự trữ ròng, tức là nguồn ngoại tệ có thể sử dụng bất cứ lúc nào, còn dự trữ ngoại hối tiềm năng của Việt Nam khoảng 45 tỷ USD.
Còn tại cuộc họp Chính phủ vừa rồi, Chính phủ xác định, trong năm 2015, mức tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) sẽ đạt khoảng 6,2%, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) khoảng 5%, thu ngân sách tăng 10% trở lên, bội chi ngân sách Nhà nước khoảng 5%.
Nguồn Dân trí
{fcomment}
Tin nên đọc
-
Mourinho đến MU: Lửa thử vàng, gian nan thử sức
-
Giá vàng được dự đoán tăng trong tuần mới
-
Ronaldo phải được hưởng 2 quả 11m, nó rõ như ban ngày
-
Giảm tỷ lệ phá thai lứa tuổi học trò: Đâu là giải pháp hiệu quả?
-
BMW 'đứng hình' vì xe Mercedes bất ngờ lọt vào ảnh quảng bá SUV chủ lực vừa ra mắt
-
Nguy cơ ung thư dạ dày vì thói quen ăn dưa, cà muối sai lầm
-
Hàng Việt "vật vã" tìm đường vào siêu thị
-
Giá vàng bất ngờ tăng vọt
-
Giới thiệu địa chỉ mua bàn bi a giá tốt trên thị trường hiện nay
-
Đạo diễn 'Về nhà đi con' lý giả vì sao ngoại truyện không hội đủ các diễn viên