Nhiều F0 sau khi khỏi bệnh có thể gặp phải các di chứng liên quan tim mạch như kiệt sức, chóng mặt, tim đập nhanh, đánh trống ngực.
Bạn đã khỏi Covid-19 nhưng vẫn cảm thấy có điều gì đó không ổn ngay cả sau nhiều tuần? Bạn có thường xuyên bị kiệt sức, đánh trống ngực, chóng mặt hoặc khó thở và tự hỏi chúng có thể liên quan bất kỳ vấn đề tim mạch nào không?
Theo Hopkins Medicine, Covid-19 có thể làm tổn thương cơ tim và ảnh hưởng chức năng của tim mạch. Điều này xảy ra có thể do một số nguyên nhân.
Các tế bào trong tim có những thụ thể men chuyển angiotensin-2 (ACE-2), nơi SARS-CoV-2 gắn vào trước khi xâm nhập tế bào. Tổn thương tim cũng có thể do mức độ viêm nhiễm cao trong cơ thể. Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại virus, quá trình viêm có thể làm hỏng một số mô khỏe mạnh, bao gồm cả tim.
Nhiều người cảm thấy tim đập nhanh, đánh trống ngực, kiệt sức hậu Covid-19. Ảnh: Verywellhealth.
SARS-CoV-2 cũng ảnh hưởng bề mặt bên trong của tĩnh mạch và động mạch, gây viêm mạch máu, tổn thương những mạch rất nhỏ và cục máu đông. Tất cả đều có thể làm tổn hại quá trình máu lưu thông đến tim hoặc các bộ phận khác của cơ thể.
Nếu có mảng bám tích tụ trong động mạch, virus thậm chí có thể gây ra cơn đau tim. Đó là lý do những người đã khỏi Covid-19 có nguy cơ bị đau tim cao hơn.
Sau khi khỏi Covid-19, người bệnh có thể gặp phải triệu chứng tim đập nhanh hoặc đánh trống ngực. Nhịp tim tăng tạm thời có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả tình trạng mất nước. Vì vậy, bạn nên uống đủ nước, đặc biệt nếu bị sốt.
Các triệu chứng của nhịp tim nhanh hoặc không đều có thể bao gồm: Cảm thấy tim đập nhanh hoặc bất thường trong lồng ngực; lâng lâng hoặc chóng mặt, đặc biệt khi đứng; khó chịu ở ngực.
Những người đang hồi phục sau khi mắc Covid-19 đôi khi xuất hiện các triệu chứng của hội chứng nhịp tim nhanh tư thế đứng (POTS). Triệu chứng phổ biến của tình trạng này là tim đập nhanh khi đứng lên, dẫn đến sương mù não, mệt mỏi, đánh trống ngực, choáng váng và các triệu chứng khác.
Theo Hindustan Times, nhiều bệnh nhân cũng gặp các vấn đề như chấn thương tim, suy tim, đột quỵ và thậm chí là đau tim sau khi khỏi Covid-19.
Những bệnh nhân mắc bệnh đi kèm như tiểu đường, cao huyết áp và đang điều trị steroid cũng có nguy cơ gặp phải các vấn đề về tim.
Bác sĩ Bipeenchandra Bhamre, chuyên gia tư vấn phẫu thuật Tim mạch lồng ngực ở Mumbai, Ấn Độ, cho biết kiểm tra tim rất quan trọng để phát hiện và điều trị các vấn đề về cơ quan này. Kiểm tra tim sau 6 tháng một lần sẽ giúp đánh giá toàn diện về tim và loại trừ những thay đổi bất thường.
Nguồn: https://zingnews.vn/cac-trieu-chung-lien-quan-tim-mach-hau-covid-19-post1308171.html
-
Tượng đài Bác Hồ sẽ được xây dựng tại Vladivostok, Nga
-
Giải mã trailer 'Thor: Love and Thunder'
-
USD tự do vượt 22.900 đồng, vàng tăng ngược chiều thế giới
-
‘Gã khổng lồ’ của U23 Việt Nam chấn thương
-
Tương ớt bẩn được bán cho hàng ăn thế nào?
-
Bão số 10 suy yếu và tan dần, ít nhất 3 người chết
-
Dịch vụ `taxi Uber` có hợp pháp?
-
Đội tuyển Việt Nam chật vật tìm quân xanh
-
Sai lầm của Vinasun, Mai Linh là không chịu chuyển đổi số, và hôm nay phải trả giá!
-
Nâng tầm đẳng cấp không gian bếp nhờ đá bàn ăn Timestone