Bệnh ung thư này `trói` nam nhiều hơn nữ

ngày 15/07/2015

Triệu chứng của bệnh ung thư thực quản thường là cảm giác nuốt nghẹn ở cổ và triệu chứng này càng tăng dần khi các khối u ở vùng hầu họng lớn dần lên, bệnh ung thư thực quản một phần do lối sống của người bệnh.
Bệnh ung thư thực quản nam giới dễ mắc hơn nữ giới

Triệu chứng của bệnh ung thư thực quản thường là cảm giác nuốt nghẹn ở cổ và triệu chứng này càng tăng dần khi các khối u ở vùng hầu họng lớn dần lên. Bệnh ung thư thực quản một phần do lối sống của người bệnh.

Một bệnh nhân bị ung thư thực quản.
Bác sĩ Đặng Thế Căn - Ủy viên hội ung thư Việt Nam cho biết ung thư thực quản hiện nay đứng trong 10 bệnh ung thư thường gặp nhất ở Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Mạng lưới phóng chống ung thư Việt Nam thì bệnh xảy ra ở nam nhiều hơn nữ.

Bệnh có liên quan đến lối sống như thói quen uống rượu, hút thuốc của đàn ông. Hiện nay, để phát hiện bệnh ung thư thực quản sớm, bác sĩ Căn cho biết chủ yếu dựa vào triệu chứng. Triệu chứng của ung thư thực quản là nuốt nghẹn, càng ngày càng nghẹn, sụt cân, đầy bụng và khó tiêu.

Về biện pháp điều trị hiện nay đối với ung thư thực quản chủ yếu là xạ trị và hóa chất. Đối với biện pháp phẫu thuật, bác sĩ Căn cho biết thực quản là một đoạn dài từ hầu họng tới dạ dày nên tùy vào vị trí của khối u bác sĩ sẽ có biện pháp điều trị.

Có những bệnh nhân bị K thực quản ở đoạn 1/3 cuối thực quản thì có thể làm phẫu thuật. Ngày trước, họ phẫu thuật nối ruột nhưng bây giờ bác sĩ có thể kéo một phần dạ dày lên thay thế thực quản bị cắt do khối u. Tuy nhiên, nếu bị ung thư thực quản ở đoạn giữa và gần hầu họng thì rất khó phẫu thuật. Bác sĩ Căn cho biết chính người thân của ông bị ung thư thực quản ở đoạn dưới gần dạ dày đã cắt thực quản và kéo một phần dạ dày lên thay thế đến nay vẫn sống khỏe mạnh hơn 10 năm.

Để phòng chống bệnh ung thư thực quản, bác sĩ Căn cho biết cần thay đổi thói quen uống rượu, không uống nước quá nóng, không hút thuốc lá… ăn nhiều trái cây và rau quả. Đối với bệnh nhân bị trào ngược dạ dày, trào ngược mật cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm ung thư có biện pháp điều trị sớm tránh được nguy cơ bệnh phát hiện muộn.

Điều trị thành công ung thư thực quản

Giáo sư Mai Trọng Khoa, Bệnh viện Bạch Mai cho biết mới đây Trung tâm ung bướu y học hạt nhân của bệnh viện vừa điều trị thành công cho bệnh nhân bị ung thư thực quản.

Ông Hoàng Lâm Sang trú tại Thanh Xuân, Hà Nội có biểu hiện nuốt nghẹn, đầy bụng, khó tiêu. Khi ông Sang đi khám bệnh bác sĩ nội soi thực quản phát hiện khối u sùi loét trong thực quản.

Bác sĩ nghi ngờ bị ung thư thực quản, ông Sang đến bệnh viện Bạch Mai nội soi thực quản, kết quả cho thấy: hình ảnh tổn th¬ương cách cung răng tr¬ước 30cm, dạng sần và loét. Kết quả mô bệnh học sau sinh thiết qua nội soi là: Ung th¬ư biểu mô vảy sừng hoá. Sau đó bệnh nhân Sang được nhận vào điều trị tại trung tâm.

Ông Sang cho biết ông có tiền sử bệnh hen phế quản đã điều trị ổn định 20 năm, trong cuộc sống hàng ngày, ông Sang có thói quen uống rượu khoảng 200ml/ngày trong 20 năm, hút thuốc lá mỗi ngày nửa bao trong 20 năm.
Khi bác sĩ tiến hành siêu âm qua nội soi cho thấy: tổn thương ở 1/3 giữa thực quản, niêm mạc dày 0,6cm giảm âm không đều, chiếm >1/2 chu vi thực quản, dài 4 cm, xâm lấn đến lớp hạ niêm mạc và lớp cơ. Sau đó ông Sang được chụp PET/CT và tiến hành kế hoạch xạ trị.

Sau 2 tháng tính từ ngày bắt đầu điều trị bệnh nhân sinh hoạt, ăn uống hoàn toàn bình thường, nuốt không nghẹn, không đầy bụng. Lúc này, ông Sang đi chụp CT không còn hình ảnh khối u ở thực quản. Giáo sư Mai Trong Khoa cho rằng đây là trường hợp may mắn thành công vì đã phát hiện ra bệnh sớm. Sau hai lần tái khám, các chỉ số xét nghiệm của ông Sang rất tốt.

Trường hợp của bà Lại Thị Hợp trú tại Đông Hưng, Thái Bình thì kém may mắn hơn. Bà Hợp cũng bị nuốt nghẹn, khó tiêu. Bà đi khám ở địa phương, bác sĩ chẩn đoán viêm họng hạt. Sau một thời gian điều trị viêm họng hạt không đỡ, bà Hợp đi khám lại tại bệnh viện tỉnh. Lúc này, bác sĩ chẩn đoán nghi ngờ K thực quản. Bà Hợp được giới thiệu lên Bệnh viện K Hà Nội. Tại đây, bác sĩ tiến hành chụp CT, kết quả bà Hợp bị ung thư thực quản đoạn 1/3 hầu họng ở giai đoạn 3. Bác sĩ tiến hành điều trị bằng biện pháp truyền hóa chất.

Tuy nhiên, khi truyền hóa chất được 2 ngày, bà Hợp không chịu nổi tác dụng phụ của hóa chất. Con gái bà Hợp cho biết “mẹ tôi đòi về nhà không chịu điều trị vì bà cảm thấy mệt, buồn nôn và không thể chịu được tác dụng của hóa chất”. Trong cuộc sống hàng ngày, bà Hợp không hút thuốc, không uống rượu nhưng lại thích ăn các sản phẩm muối chua như dưa muốn, cá muối…

Nguồn VTC News