Không phải tự nhiên bệnh cao huyết áp được mệnh danh là sát thủ tàn khốc, vì nó gây ra các biến chứng kinh hoàng. Đáng tiếc là hiện nay bệnh cao huyết áp còn ít được quan tâm.
Hình ảnh tổn thương đa tạng do tăng huyết áp
Đột quỵ vì tăng huyết áp
Gần đây bà Nguyễn Thị Dinh trú tại Thuỷ Nguyên, Hải Phòng thấy người hay mệt mỏi, đau nhức cơ thể. Bà Dinh nghĩ do thời gian vừa qua nhiều việc đồng áng nên cơ thể mệt mỏi. Đến khi, bà bị ngất ở sàn nhà tắm, được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai với triệu chứng tăng bít mạch máu não, bác sĩ cho biết bà có tiền sử cao huyết áp mà người thân không biết.Ngay cả bản thân bà Dinh cũng nghĩ mình hoàn toàn khoẻ mạnh, không có bệnh.
Tại khoa hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai có hàng trăm bệnh nhân điều trị các bệnh viêm phổi, tắc nghẽn phổi mãn tính trên nền cao huyết áp. Có những bệnh nhân bị cao huyết áp hàng chục năm nay và mỗi năm bệnh biến chứng vào một bộ phận khác.
Bệnh nhân cao huyết áp
Cảm giác khó thở, ho không được, ông Nguyễn Văn R. trú tại Thái Bình cho biết ông bị cao huyết áp từ chục năm nay và hầu như năm nào cũng phải đi bệnh viện vì cao huyết áp gây khó thở, huyết áp không ổn định, có những thời điểm lên đến 170/130.
Cách đây 10 năm ông bị đột quỵ mà không biết, lúc đó chỉ nghĩ là cơ thể suy nhược do mệt mỏi mãi không khỏi. Đến sau này nhiều lần đi viện ông mới biết nguyên nhân gây đột quỵ đó là tăng huyết áp, cái bệnh mà ở quê ông cách đây 10 năm người ta còn chẳng để ý đến nó.
Các chuyên gia về tim mạch đều khuyến cáo về căn bệnh tiềm ẩn hàng ngày và sát thủ tàn khốc vì nó có thể biến chứng vào các cơ quan đầu não của cơ thể.
Chỉ có hơn 50 % người biết bệnh
Giáo sư Nguyễn Lân Việt – Nguyên Viện trưởng Viện tim mạch Quốc gia cho biết, theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, tăng huyết áp ảnh hưởng đến sức khỏe của hơn 1 tỷ người trên toàn thế giới và là yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng nhất liên quan đến bệnh mạch vành, suy tim, bệnh mạch máu não và bệnh thận mạn tính.
Năm 2005, trong số 17,5 triệu người tử vong do các bệnh tim mạch thì tăng huyết áp là nguyên nhân trực tiếp gây tử vong của 7,1 triệu người.
Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh toàn cầu (12,7%), cao hơn các nguyên nhân khác như sử dụng thuốc lá (8,7%) hay tăng đường máu (5,8%). Tần suất tăng huyết áp nói chung trên thế giới là khoảng 41% ở các nước phát triển và 32% ở các nước đang phát triển.
Tại Việt Nam, tần suất tăng huyết áp ở người lớn ngày càng gia tăng. Trong những năm 1960 tỷ lệ tăng huyết áp là khoảng 1%, năm 1992 là 11,2%, năm 2001 là 16,3% và năm 2005 là 18,3%.
Theo một điều tra gần đây nhất (2008) của Viện Tim mạch Việt Nam tiến hành ở người lớn (≥ 25 tuổi) tại 8 tỉnh và thành phố của nước ta thì thấy tỷ lệ tăng huyết áp đã tăng lên đến 25,1%. Nghĩa là cứ 4 người lớn ở nước ta thì có 1 người bị tăng huyết áp. Với dân số hiện nay của Việt Nam là khoảng 88 triệu dân thì ước tính sẽ có khoảng 11 triệu người bị tăng huyết áp.
Trong số những người bị tăng huyết áp thì có tới 52% (khoảng 5,7 triệu người) là không biết mình có bị tăng huyết áp; 30% (khoảng 1,6 triệu người) của những người đã biết bị tăng huyết áp nhưng vẫn không có một biện pháp điều trị nào; và 64% những người đó (khoảng 2,4 triệu người) tăng huyết áp đã được điều trị nhưng vẫn chưa đưa được huyết áp về số huyết áp mục tiêu.
Như vậy hiện nay Việt Nam có khoảng 9,7 triệu người dân hoặc là không biết bị tăng huyết áp, hoặc là tăng huyết áp nhưng không được điều trị hoặc có điều trị nhưng chưa đưa được số huyết áp về mức bình thường.
Tăng huyết áp nếu không được điều trị đúng và đầy đủ sẽ có rất nhiều biến chứng nặng nề, thậm chí có thể gây tử vong hoặc để lại các di chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, sức lao động của người bệnh và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Giáo sư Việt nhấn mạnh một số biến chứng chính của tăng huyết áp gây ra điển hình là các biến chứng về tim: Cơn đau thắt ngực, Nhồi máu cơ tim, suy tim...
Các biến chứng về não: Xuất huyết não, Nhũn não, bệnh não do tăng huyết áp.
Các biến chứng về thận: Đái ra protein, phù, suy thận...
Biến chứng về mắt: Mờ mắt, xuất huyết, xuất tiết và phù gai thị.
Biến chứng về mạch máu: Phình hoặc phình tách thành động mạch, các bệnh động mạch ngoại vi...
Có một số ít bệnh nhân họ chỉ đi khám khi phát hiện những triệu chứng như ù tai, nhức mỏi, đau đầu, mệt mỏi, ù tai.
Phần lớn tăng huyết áp ở người trưởng thành là không rõ nguyên nhân, chỉ có khoảng 10% các trường hợp là có nguyên nhân thứ phát do các yếu tố tim mạch.
Nguồn 24h
-
Đầu tư chứng khoán năm 2022, nên hay không?
-
Bảo Anh – Quốc Trường được fan 'đẩy thuyền' vì quá đẹp đôi
-
Đặt đúc tượng chân dung bằng đồng ở đâu uy tín, đáng tin cậy?
-
Chim cánh cụt bay ‘chuyên cơ’ ra Phú Quốc
-
Nguyên mẫu Toyota Camry 2018 lộ ảnh chạy thử
-
Anh nông dân mất oan tỷ đồng vì… kho báu trong vườn
-
Thủy sản tiếp tục tăng trưởng... âm
-
Samsung thử nghiệm xe tải nhìn xuyên, lái an toàn hơn
-
Thêm tay đấm gốc Việt gây chấn động làng MMA
-
Google Pixel 4 mở khóa bằng khuôn mặt ngay cả khi bạn nhắm mắt