Đặc biệt là game Phone Story mô phỏng quá trình bóc lột sức lao động để sản xuất iPhone.
1. After School
After School là một ứng dụng tương ứng với mạng xã hội cùng tên, chủ yếu được sử dụng bởi học sinh trung học, và từng "nổi như cồn" trên App Store. Tuy nhiên, After School bị cáo buộc quản lý nội dung không chặc chẽ, chứa đựng nhiều thông tin thô tục, thậm chí khơi nguồn cho học sinh mang súng tới trường. Mặc dù 8 người trong đội ngũ quản lý đã làm việc cật lật để sàng lọc nội dung, nhưng After School không thể tồn tại lâu trên App Store.
After School
2. Phone Story
Đây là một game trào phúng trên App Store. Các hình ảnh trong game mô tả quá trình sản xuất điện thoại iPhone của Apple, bao gồm cả những hình ảnh liên tưởng tới tin đồn lạm dụng sức lao động của trẻ vị thành niên tại các cơ sở sản xuất iPhone. Và hiển nhiên, Apple không thể để một game như vậy tồn tại trên kho ứng dụng dành cho iDevices của mình.
Phone Story
3. Underworld: Drug Lords
Mặc dù đã xuất hiện trên App Store, nhưng Apple nhanh chóng nhận ra việc đăng tải game này là một sai lầm. Cụ thể, Game Underworld: Drug Lords mô phỏng môi trường kinh doanh thuốc phiện, không phù hợp để sử dụng bởi trẻ nhỏ và các em học sinh.
Underworld: Drug Lords
4. Drone Strike Alert
Ứng dụng này giúp nâng cao nhận thức của người dùng iPhone về chính sách đối ngoại của Mỹ. Theo đó, mỗi khi có một cuộc tấn công máy bay không người lái, điện thoại người dùng sẽ nhận được thông báo tức thì. Tuy nhiên, Apple đã gỡ bỏ ứng dụng này mà không có một lý do cụ thể. Nhiều người đánh giá có thể Drone Strike Alert liên quan tới vấn đề chính trị.
Drone Strike Alert
5. Smuggle Truck
Điều khiển một chiếc xe tải để chở nhiều người khác nhập cư trái phép qua biên giới, Smuggle Truck đã bị Apple đánh giá là cổ động cho vấn đề tiêu cực và phân biệt chủng tộc.
Smuggle Truck
6. SweatShop
Tương tự Phone Story, nhưng với game SweatShop thì người chơi sẽ vào vai nhà quản lý thay vì công nhân. Ở vị trí cao cấp này, người chơi phải tìm mọi cách để sản xuất kịp số lượng sản phẩm và tiết kiệm tối đa chi phí như thuê lao động dưới tuổi thành niên, tăng giờ làm... Vì vậy, SweatShop bị xóa khỏi App Store cũng không mấy khó hiểu, bởi nó gây "ngứa mắt" cho Apple.
SweatShop.
Theo 24h
-
Nghĩ nạn nhân nói chuyện láo nên chém chết
-
Làng rau Trà Quế - niềm tự hào của người dân phố cổ Hội An
-
Viên hồng ngọc quyến rũ ven bờ Địa Trung Hải mang tên Archè Primitivo di Manduria
-
Mỹ yêu cầu Trung Quốc ngừng xây dựng trái phép ở Trường Sa
-
Mỹ thử hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu
-
Tìm hiểu về tư vấn du học Hàn Quốc khép kín
-
Không ghi nhận ca mắc mới, bệnh nhân 91 rút được ống thở qua khí quản
-
Kim Min Kyu qua từng vai diễn: Tạo hình Thư ký Cha (Hẹn Hò Chốn Công Sở) có 'đỉnh' nhất?
-
Cay đắng nhắm mắt sống cảnh chồng chung
-
Điều ít biết về nữ diễn viên bị bạo hành dã man ở 'Phố trong làng'